Chùa Dơi có kiến trúc hòa trộn giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Campuchia. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chùa còn có tên là Serây tê chô mahatúp, trong tiếng Khmer có nghĩa là do phúc đức tạo nên. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chùa nằm trong khu rừng chủ yếu là các cây sao và cây dầu. Ảnh: Thành Nguyễn.
Hành lang Chùa Dơi. Ảnh: Thành Nguyễn.
Cảnh yên bình, tĩnh tại ở chùa Dơi. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chiếc ghe ngo, hình ảnh quen thuộc trong lễ hội Ook Om Bok nổi tiếng ở Sóc Trăng. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chùa Đất Sét, còn gọi là Bửu Sơn Tự cũng là một ngôi chùa nổi tiếng tại Sóc Trăng. Ảnh: Thành Nguyễn.
Tượng pháp trong chùa đều được làm bằng đất sét. Ảnh: Thành Nguyễn.
Các pho tượng trong chùa được làm từ đất sét pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chùa do người trong dòng họ Ngô tự lập để tu tại gia từ đầu thế kỷ 20. Ảnh: Thành Nguyễn.
Đến nay, chùa trở thành một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến Sóc Trăng. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chùa Chén Kiểu, còn gọi là chùa Sà Lôn cũng gây ấn tượng mạnh với du khách với hàng vạn mảnh sứ tạo nên hiệu ứng thị giác rất lạ mắt. Ảnh: Thành Nguyễn.
Tòa bộ sân chùa được lát gạch bông hình như ô bàn cờ. Ảnh: Thành Nguyễn.
Điểm đặc biệt của chùa là dùng những mảnh chén, đĩa sứ ốp lên tường để trang trí. Ảnh: Thành Nguyễn.
Hàng tượng gần cổng vào. Ảnh: Thành Nguyễn.
Cổng chùa Chén Kiểu. Ảnh: Thành Nguyễn.
Cũng giống như những ngôi chùa Khmer khác,chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của các tăng ni và người dân địa phương. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chùa Chrôi Tưm Chắs có toàn bộ hàng rào, cổng và một phần ngôi chùa được bao phủ bằng màu vàng cam rực rỡ. Ảnh: Thành Nguyễn.
Khối kiến trúc sala và tăng xá chùa Chrôi Tưm Chắs. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chùa được trang trí hết sức tỉ mỉ kể cả ở hành lang. Ảnh: Thành Nguyễn.
Tượng đầu thần Maha Prum - thần Bốn mặt xuất hiện khắp nơi trong chùa. Ảnh: Thành Nguyễn.
Rắn thần - hình ảnh quen thuộc tại các ngôi chùa ở Sóc Trăng cũng xuất hiện ở ngay cổng chùa. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chùa Kh'leang được xây dựng vào đầu thế kỷ 16 và là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng. Ảnh: Thành Nguyễn.
Điện thờ chính trong chùa sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều du khách miền Bắc, bởi sự khác biệt đáng kể trong cách sắp đặt, bài trí và hình ảnh tượng pháp. Ảnh: Thành Nguyễn.
Khác với nhiều ngôi chùa khác tọa lạc dưới tán cây sao, cây dầu, chùa Kh'leang nằm trong một rừng Thốt Nốt. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chùa còn là một cơ sở dạy tiếng Khơ Me có tiếng ở tỉnh. Ảnh: Thành Nguyễn.
Dưới tán Thốt Nốt. Ảnh: Thành Nguyễn.
Chùa được công nhận là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia từ năm 1990. Ảnh: Thành Nguyễn.