“499 bãi trông giữ xe trái phép tại Hà Nội chưa phải là con số cuối cùng“

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) dẫn chứng, đô thị hiện nay rất thiếu chỗ đỗ xe, nhưng cứ đề xuất xây bãi đỗ xe thì trả lời là không có quỹ đất, nhưng mới đây, Hà Nội tự rà soát thì phát hiện ra 499 bãi trông giữ xe trái phép và đây chưa phải la con số cuối cùng, cho thấy việc quản lý đất tại đô thị chưa tốt.
Theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, 499 bãi trông giữ xe trái phép  tại Hà Nội chưa phải là con số cuối cùng, chưa kể, tiền trông giữ xe không biết chảy về đâu? Trong khi thực tế nhiều trường học được biến thành điểm trông giữ xe ngày và đêm”. Theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, 499 bãi trông giữ xe trái phép tại Hà Nội chưa phải là con số cuối cùng, chưa kể, tiền trông giữ xe không biết chảy về đâu? Trong khi thực tế nhiều trường học được biến thành điểm trông giữ xe ngày và đêm”.

Quản lý quỹ đất tại các khu đô thị luôn là vấn đề lớn được các đại biểu quan tâm và đặt nhiều câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đặt câu hỏi, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về quản lý sử dụng đất đai ở các đô thị hiện đang gây lãng phí ghê gớm nguồn lực về đất đai?

Ông Cương dẫn chứng, đô thị hiện nay rất thiếu chỗ đỗ xe, nhưng cứ đề xuất xây bãi đỗ xe thì trả lời là không có quỹ đất. Nhưng mới đây, Hà Nội tự rà soát thì phát hiện ra 499 bãi trông giữ xe trái phép.

“Con số này tôi nghĩ chưa phải con số cuối cùng. Chắc đấy là các điểm trông giữ xe ô tô thôi, chứ xe máy thì còn nhiều lắm. Chưa kể, tiền trông giữ xe không biết chảy về đâu? Trong khi thực tế nhiều trường học được biến thành điểm trông giữ xe ngày và đêm”, ông Cương nói.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay, vai trò quản lý đất đô thị thuộc về Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố. Liên quan đến từng cấp, kể cả cấp quận, cấp huyện, cấp phường, cấp xã.

Trên thực tế, chúng ta có quy hoạch sử dụng đất đai, chúng ta có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng. Quy hoạch xây dựng thì có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.

Trên thực tế, đất đô thị cũng như tôi nói, có đất công và có đất có những người được cấp giấy. Có những đất công hiện nay chưa ai quản lý.

Ý kiến của đại biểu ở đây, tôi cho rằng nó liên quan đến việc hiện nay khâu quản lý thì các quỹ đất, đặc biệt là quỹ đất đã cấp cho các cơ quan sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị quản lý nhà nước, đất của nhiều dự án.

“Các dự án nói không có quỹ đất thì có nguyên nhân, nếu có lỗi ở chúng tôi là chúng tôi chưa bố trí khi quy hoạch đất đai cho địa phương đó”, Bộ trưởng thừa nhận.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết,  Hà Nội  chỉ có 7% trong quỹ đất cho giao thông tĩnh và giao thông động. Nhiều nước họ phải làm các công trình ngầm và công trình liên quan đến giao thông tĩnh, thông minh.

Rõ ràng nhu cầu về bãi đỗ xe của các đô thị là rất lớn, thời gian qua tuy đã sử dụng các quỹ đất, quỹ đất đó có thể đưa vào làm các khu trông giữ xe nhưng do quản lý kém nên đã sử dụng không đúng mục đích.

Nguồn lực đó trong thực tế khi chúng ta không biết không nắm được thì cũng không thu được từ nguồn giữ xe này.

Thông qua ví dụ của đại biểu nêu có cả vấn đề triển khai cụ thể hóa quy hoạch, có cả vấn đề hiện nay không sử dụng tốt việc khi di dời các cổ phần hóa doanh nghiệp có nhiều quỹ đất chưa sử dụng, nhiều doanh nghiệp, dự án đang cho thuê xe, nếu cần thì chúng ta phải thu hồi để đáp ứng các yêu cầu đó. Đấy là công tác quản lý chưa đến nơi đến chốn.

Dù vậy, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng khẳng định, không đồng tình tý nào việc các trường học, trường đại học ...trở thành nơi giữ xe ngày đêm, điều này không đảm bảo an toàn môi trường và không đúng quy hoạch.

Bãi gửi xe phải có những tiêu chí, có điều kiện nên tôi xin báo cáo đại biểu về góc độ môi trường tôi không đồng tình việc đó, phải nên có quy hoạch tính toán căn cơ và nhiều biện pháp để bãi giữ xe tốt hơn.

Thế Hoàng
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục