Báo cáo từ Đài quan sát hạn hán châu Âu (EDO) cho biết, 47% khu vực châu Âu đang trong tình trạng cảnh báo, với độ ẩm đất bị thâm hụt rõ ràng, và 17% châu lục đang trong tình trạng báo động, trong đó thảm thực vật bị ảnh hưởng.
Nhiệt độ cao kỷ lục ở châu Âu trong mùa hè này đã làm gián đoạn giao thông vận tải, hàng nghìn người phải di dời và dẫn đến hàng trăm người chết vì nắng nóng.
Ngoài ra, nắng nóng cũng đã làm trầm trọng thêm các vụ cháy rừng với sức tàn phá nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây.
"Sự kết hợp giữa hạn hán nghiêm trọng và các đợt nắng nóng đã tạo ra căng thẳng chưa từng có đối với mực nước trong toàn EU", Ủy viên Đổi mới châu Âu Mariya Gabriel cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi hiện đang nhận thấy một mùa cháy rừng cao hơn mức trung bình và tác động quan trọng đến sản xuất cây trồng. Khu vực Tây Âu-Địa Trung Hải có thể sẽ thấy ấm hơn và khô hơn so với điều kiện bình thường cho đến tháng 11”, báo cáo cho biết.
Biến đổi khí hậu đã làm cho nhiệt độ cao và hạn hán ngày càng khốc liệt trên diện rộng. Và điều kiện nhiệt độ ban đêm thấp hơn thường giúp giảm bớt những ngày nắng nóng đang dần biến mất khi hành tinh ấm lên.
Căng thẳng về nước và nhiệt đã làm giảm năng suất vụ mùa năm 2022 của châu Âu, với dự báo đối với ngô ngũ cốc, đậu tương và hoa hướng dương lần lượt thấp hơn 16%, 15% và 12% so với mức trung bình của 5 năm trước.
Việc thiếu lượng mưa cũng đã ảnh hưởng đến việc xả thải của các con sông trên khắp châu Âu. Lượng nước giảm đã ảnh hưởng đến lĩnh vực năng lượng phục vụ sản xuất thủy điện và hệ thống làm mát của các nhà máy điện khác.
Báo cáo cũng cho biết nguy cơ hạn hán đang gia tăng đáng kể nhất là ở Bỉ, Pháp, Đức, Hungary, Ý, Luxembourg, Moldova, Hà Lan, bắc Serbia, Bồ Đào Nha, Romania, Tây Ban Nha, Ukraine và Anh.