3 kịch bản với ngành du lịch ASEAN hậu đại dịch

(ĐTCK) Covid-19 đã gây chấn động thế giới một cách chưa từng có, tác động lớn đến mọi ngành nghề, mọi quốc gia và mọi cá nhân. 
Ảnh Internet

Các chính phủ trên khắp thế giới đã và đang nhanh chóng ứng phó với những thách thức từ đại dịch, nhưng không tránh khỏi một số ngành sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn những ngành khác và du lịch là một trong số đó. 

Đây là vấn đề đặc biệt cấp bách tại ASEAN, nơi du lịch trong khu vực cũng như quốc tế đóng góp phần lớn vào nền kinh tế của nhiều quốc gia. Được biết, tổng thị trường du lịch nội địa, nội khối và từ nước ngoài đến ASEAN năm 2019 ước đạt khoảng 300 tỷ USD.

Một nghiên cứu mới đây của Impact Studies đã chỉ ra rằng, hơn một nửa số người tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ lên kế hoạch cho các chuyến đi trong tương lai khi các hạn chế đi lại được dỡ bỏ. Tuy vậy, các doanh nghiệp du lịch sẽ phải điều chỉnh để đáp ứng mong muốn của khách du lịch về các trải nghiệm an toàn hơn.

Đa phần các điểm đến ASEAN bị tác động

Tại Malaysia, Thái Lan và Philippines, hầu hết các hộ gia đình bị ảnh hưởng tiêu cực về mặt tài chính do Covid-19 thuộc nhóm các hộ có thu nhập thấp và trung bình.

Các hoạt động phổ biến hàng ngày mà mọi người ít làm hơn bao gồm đi mua sắm, ăn uống và đến các địa điểm giải trí.

Người dân địa phương đều hạn chế các giao dịch mua sắm giá trị lớn. Tuy nhiên, đây là những hoạt động điển hình trong du lịch nội địa nên cần sớm có giải pháp để tái khởi động mảng này.

Phần lớn những người được hỏi đã hủy hoặc hoãn chuyến du lịch trong nước và quốc tế do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhưng đồng thời cho biết sẽ sẵn sàng đặt lại các kỳ nghỉ khi tất cả các hạn chế đi lại được dỡ bỏ.

Vì thế, các điểm đến này sẽ cần xây dựng lại niềm tin của khách du lịch, nhất là về sức khỏe và mức độ an toàn.

Tại Singapore, 1/4 số hộ gia chịu tác động tiêu cực về tài chính do Covid-19, đặc biệt là những người có thu nhập thấp đến trung bình. Phần lớn người dân Singapore đã hủy bỏ hoặc trì hoãn kế hoạch du lịch.

Khoảng 36% người Singapore đi du lịch trong ASEAN, trong đó Malaysia và Thái Lan là những điểm đến phổ biến nhất, nên cũng là những điểm đến nước ngoài bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại đây được đánh giá có khả năng phục hồi nhanh chóng, khi du lịch Singapore chủ yếu bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lý và quy mô.

Một yếu tố hỗ trợ khác là 2/3 dân số Singapore mong đợi lên kế hoạch cho một chuyến đi khi tất cả các hạn chế đi lại được dỡ bỏ.

Tại 5 thị trường có du khách đến ASEAN lớn nhất (Inbound Markets to Asean) năm 2019, trong khi tỷ lệ hủy chuyến ở Úc, Đài Loan, Nhật Bản tăng mạnh từ tháng 4/2020, thì tại Trung Quốc Đại lục và Hàn Quốc có phần bớt tiêu cực hơn.

Dù vậy, khi ASEAN xem xét việc mở cửa du lịch quốc tế, cơ hội lớn nhất sẽ đến từ các thị trường này, đồng thời giúp tạo ra hành lang du lịch giữa các quốc gia quản lý tốt dịch bệnh.

Mặt khác, tài chính hộ gia đình tại các quốc gia này phần lớn không chịu nhiều tác động bởi đại dịch, đây là dấu hiệu tốt cho du lịch tới các nước ASEAN khi hành lang du lịch được triển khai.

Bên cạnh đó, 60-70% dân số các nước này mong đợi lên kế hoạch cho những chuyến đi sau khi tất cả các hạn chế được dỡ bỏ.

Thích ứng với thị trường mới

Mastercard và Crescentrating đã theo dõi các tác động của Covid-19 đối với các điểm đến của ASEAN kể từ khi dịch bệnh lần đầu tiên bùng phát trong khu vực vào tháng 1/2020.

Ngoài các phương pháp điều trị bệnh, tốc độ phục hồi du lịch của ASEAN cũng sẽ phụ thuộc phần nhiều vào các động lực thúc đẩy mở cửa của các điểm đến, cũng như khả năng ASEAN mở cửa thị trường du lịch để phục vụ toàn bộ các phân khúc: Du lịch nội địa, hành lang du lịch, nội khối ASEAN và du lịch quốc tế.

Theo đó, 2 tổ chức này đưa ra 3 kịch bản với ngành du lịch hậu đại dịch (xem bảng). Các dự báo về quy mô thị trường du lịch ASEAN cũng được chỉ ra trong từng giai đoạn tương ứng.

Tính bền vững của ngành du lịch đang không chắc chắn. Nếu không có bất kỳ sự tăng trưởng nào, ngành du lịch truyền thống sẽ sụp đổ.

Khi đó, chia sẻ kỹ thuật số về những chuyến du lịch trong quá khứ sẽ là phương tiện duy nhất để mọi người khơi lại những trải nghiệm trong quá khứ và kết nối lại với những địa điểm ảo. Không chắc điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hạnh phúc của họ về lâu dài và bất kỳ tác động tiêu cực nào khác có thể xảy ra ngoài du lịch.

Donald Ong - Cố vấn Mastercard

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục