2 nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất được yêu cầu tăng tối đa công suất

0:00 / 0:00
0:00
Bộ Công thương yêu cầu 2 nhà máy lọc dầu duy trì hoạt động sản xuất ổn định của nhà máy lọc dầu, tăng công suất tối đa để có thể cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.
Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã thua lỗ trong thời gian dài nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động nhập khẩu. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã thua lỗ trong thời gian dài nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động nhập khẩu.

Bộ Công thương đồng thời yêu cầu 2 nhà máy lọc dầu cần có biện pháp hỗ trợ việc giao hàng nhanh cho doanh nghiệp đã đặt mua hàng theo các hợp đồng đã ký, sử dụng nguồn hàng dự trữ để hỗ trợ cung ứng cho các đầu mối (không có hợp đồng dài hạn với nhà máy) bán hàng tại các khu vực bị thiếu cục bộ để kịp thời bổ sung nguồn hàng cho các cửa hàng bán lẻ.

“Hai nhà máy điều chỉnh cơ cấu sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, tăng lượng sản xuất mặt hàng xăng để cung ứng cho thị trường trong nước”, văn bản của Bộ Công thương nêu rõ.

Tại họp báo thường kỳ Bộ Công thương chiều 12/10, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước cho biết: vừa qua, hai nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và Dung Quất, cung ứng 70% sản lượng trong nước đã giảm sản lượng xăng, tăng sản xuất dầu diesel.

Trước đó, tại cuộc họp khẩn giữa Liên Bộ Công thương - Tài chính với 31 doanh nghiệp đầu mối và 2 nhà máy lọc dầu, ông Bùi Ngọc Dương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn cho hay, trung bình 9 tháng nhà máy này đã sản xuất vượt kế hoạch 106% mặc dù những tháng đầu năm còn thấp do nhu cầu sản phẩm trong nước rất cao.

Ông cũng cho biết thêm, hiện tại, nhà máy đã sản xuất 5,4 triệu, đáp ứng 83% kế hoạch. Nhà máy cũng cam kết đảm bảo cung cấp tối đa nguồn cung trong nước.

Còn ông Huỳnh Nguyễn Bạch Tuyên, Phó giám đốc Chi nhánh phân phối sản phẩm Lọc dầu Nghi Sơn thông tin: ngoài quý I có 1 số diễn biến bất thường, sản lượng bị hụt so với phần cam kết với các đầu mối. Song quý II, III nhà máy đã sản xuất tương đối tốt, đảm bảo các yêu cầu của khách hàng đã cam kết, thậm chí quý III lượng xăng đã vượt so với ký kết.

Quý IV sản lượng của nhà máy cam kết sản xuất đều vượt mức so với thời gian trước đây. “Với sản lượng này đảm bảo cung cấp sản lượng đã cam kết với hợp đồng thương nhân đầu mối", ông Huỳnh Nguyễn Bạch Tuyên chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho hay, trong bối cảnh hiện nay của cả thế giới, khu vực, Việt Nam là một trong những nước có kết quả đáng ghi nhận trong việc đảm bảo cân đối lớn về năng lượng, trong đó có lĩnh vực xăng dầu và điện.

"Vấn đề quan trọng nhất là nguồn cung", ông Hải nói.

Hiện nguồn trong nước đang chiếm 70-80%, tức là vẫn phải nhập khẩu 20-30%, nhưng nguồn cung từ nước ngoài về Việt Nam lại gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã thua lỗ trong thời gian dài nên ảnh hưởng lớn đến hoạt động nhập khẩu.

"Vì vậy, phải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong đó có việc phải tính đúng, tính đủ chi phí thực tế của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về hạn mức tín dụng, tăng nguồn lực để nhập khẩu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nướ, bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường…”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Thế Hải
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục