Xuất khẩu vẫn sụt giảm, xuất siêu lập kỷ lục với 21,68 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2023 giảm 4,1% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 4,6% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, mức giảm là 8,2%.
Xuất khẩu hàng hóa vẫn đang suy giảm nhưng tình hình đã tích cực hơn. Xuất khẩu hàng hóa vẫn đang suy giảm nhưng tình hình đã tích cực hơn.

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê vừa công bố, trong tháng 9/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 60,53 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 9 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 497,66 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu giảm 8,2%; nhập khẩu giảm 13,8%.

Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2023 ước đạt 31,41 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, sau 1 thời gian tăng so với tháng trước, sang tháng 9/2023, kim ngạch xuất khẩu tính theo tháng lại giảm. Điều này cho thấy, những khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa vẫn còn rất lớn, chưa thể sớm phục hồi.

Trong kim ngạch xuất khẩu của tháng 9/2023, khu vực kinh tế trong nước đạt 8,3 tỷ USD, giảm 6,8%; còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,11 tỷ USD, giảm 3,1%.

Tuy vậy, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2023 tăng 4,6%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 17,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 0,5%.

Nếu so sánh theo quý, điểm tích cực là, trong quý III năm 2023, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 94,6 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng 10,3% so với quý II năm 2023. Điều này có nghĩa, xu hướng đã dần được cải thiện hơn.

Trong khi đó, tính chung 9 tháng, theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 259,67 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 68,86 tỷ USD, giảm 5,7%, chiếm 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 190,81 tỷ USD, giảm 9,1%, chiếm 73,5%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng năm 2023, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2023 ước đạt 29,12 tỷ USD, giảm 0,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,37 tỷ USD, giảm 1,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,75 tỷ USD, giảm 0,4%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Chín tăng 2,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,3%.

Trong quý III năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 86 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 11% so với quý II năm 2023.

Tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 237,99 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 85,12 tỷ USD, giảm 11,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 152,87 tỷ USD, giảm 14,9%.

Trong 9 tháng năm 2023 có 37 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 89,7% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 39,3%).

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 29,12 tỷ USD hàng hóa trong tháng 9/2023, giảm 0,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,37 tỷ USD, giảm 1,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,75 tỷ USD, giảm 0,4%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2023 tăng 2,6%. Trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,3%.

Nếu tính theo quý, thì quý III/2023, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 86 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng 11% so với quý II/2023. Như vậy, xu hướng cũng đã tích cực hơn.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 237,99 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 85,12 tỷ USD, giảm 11,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 152,87 tỷ USD, giảm 14,9%.

Với kim ngạch xuất nhập khẩu như vậy, tháng 9/2023, nền kinh tế ước xuất siêu 2,29 tỷ USD. Tính chung 9 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu kỷ lục, với 21,68 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước xuất siêu 6,9 tỷ USD.

Trong số này, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 16,26 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 37,94 tỷ USD.

Xuất siêu lớn tiếp tục tác động tích cực tới cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái… Tuy vậy, điều này cho thấy, nền kinh tế vẫn đang gặp khó khăn, sản xuất và xuất khẩu suy giảm. Chính vì thế, doanh nghiệp đã giảm nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên phụ liệu sản xuất.

Xét về thị trường, theo Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 70,9 tỷ USD trong 9 tháng qua. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 79,1 tỷ USD.

Trong 9 tháng năm 2023, số liệu thống kê cho thấy, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ ước 60,7 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 21,6 tỷ USD, giảm 10,7%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,3 tỷ USD.

Ngược lại, nhập siêu từ Trung Quốc 36,9 tỷ USD, giảm 26,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 20,7 tỷ USD, giảm 29,7%; nhập siêu từ ASEAN 5,7 tỷ USD, giảm 39,6%.

Hà Nguyễn
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục