Tại hội thảo mới đây về thách thức pháp lý mới cho việc xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ diễn ra tại TP. HCM trong khuôn khổ Hội chợ Nông sản xuất khẩu Việt Nam, các luật sư Hoa Kỳ cho biết, bên cạnh Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm đang được áp dụng, Hoa Kỳ sắp ban hành Luật Hiện đại hóa vệ sinh an toàn thực phẩm áp dụng với nhiều ngành hàng và có thêm quy trình thẩm tra nhà máy sản xuất ở nước ngoài.
Theo Luật sư Corey, Hãng Luật Keller and Heckman Llt. (trụ sở tại Washington D.C, Hoa Kỳ), Cơ quan An toàn vệ sinh thực phẩm của Hoa Kỳ (FDA) là đơn vị kiểm tra các mặt hàng thực phẩm có đủ điều kiện để nhập khẩu vào Hoa Kỳ hay không. Và chính đơn vị này đã soạn thảo Luật Hiện đại hóa vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Những quy định của luật này buộc nhà nhập khẩu Hoa Kỳ phải kiểm tra được quy trình sản xuất của nhà sản xuất. Điều này cùng lúc tạo ra 2 áp lực cho cả nhà sản xuất và nhà nhập khẩu”, Luật sư Corey nói và cho biết, khi Luật Hiện đại hóa vệ sinh an toàn thực phẩm ra đời, sẽ có thêm tiêu chuẩn HARPC áp dụng ở nhiều lĩnh vực, chứ không như tiêu chuẩn HACCP (sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm) chỉ áp dụng với lĩnh vực thủy sản.
Cũng theo Luật sư Corey, Luật Hiện đại hóa vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ áp dụng chương trình thẩm tra nhà cung cấp nước ngoài, kể cả các nhà cung cấp đã có chứng chỉ HACCP. Theo đó, các cuộc kiểm tra ở nước ngoài sẽ gia tăng nhanh và khắt khe hơn, tạo gánh nặng nhiều hơn cho nhà xuất khẩu.
Ngay khi Luật này được áp dụng (dự kiến giữa năm 2015), FDA sẽ yêu cầu các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ tiến hành thanh tra 600 cơ sở sản xuất ở nước ngoài trong năm đầu và sẽ tăng gấp đôi số lượng cơ sở thanh tra vào năm sau đó. Do không đủ nhân sự để thẩm định các nhà máy sản xuất ở các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ, trong đó có Việt
“Không có quy định nào bắt buộc phải có đủ chứng chỉ nhập khẩu mới được xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Chỉ khi phát hiện ra nhà cung cấp có vấn đề thì FDA mới yêu cầu về chứng chỉ. Chứng chỉ nhập khẩu hướng đến việc phòng ngừa rủi ro, chứ không phải điều kiện bắt buộc”, Luật sư Corey nói.
Luật sư Trần Hải Đức cho biết, mới đây, Công ty Mật Ong Phương
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo và các mặt hàng thực phẩm khác cũng tỏ ra lo lắng không biết phải chuẩn bị cho luật mới này của Hoa Kỳ như thế nào. Luật sư Jonathan Freed - người có trên 3 năm làm việc tại Bộ phận Thực thi chống bán phá giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, thành viên của Hãng luật Trade Pacific (có văn phòng tại Washington D.C) cho biết, năm 2014, FDA sẽ triển khai một số chương trình về tiêu chuẩn tự nguyện và đến giữa năm 2015 mới áp dụng đầy đủ.
Mặt khác, FDA không có đại diện ở các nước, mà chỉ đặt ra tiêu chí đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng. Do đó, doanh nghiệp nên có bảng kế hoạch thể hiện việc giải quyết những rủi ro, những mối nguy về an toàn thực phẩm, đồng thời tìm hiểu kỹ về luật mới và có sự chuẩn bị đối phó cho phù hợp.