eKYC đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua và có hiệu lực chính thức từ tháng 3/2021. Nhiều ngân hàng “rục rịch” thử nghiệm eKYC từ năm 2020 và tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 20% ngân hàng tại Việt Nam đã ứng dụng công nghệ eKYC, trong đó có các ngân hàng lớn như Vietcombank, Techcombank, ACB. Ngay cả các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn cũng rất tích cực thử nghiệm và triển khai giải pháp này như Ngân hàng Bản Việt, VPBank, TPBank…
Giữa cuộc đua của các ngân hàng, thị trường cũng đang song song diễn ra một “cuộc chiến ngầm” giữa các nhà cung cấp eKYC trong và ngoài nước. Nhìn chung, có 3 tiêu chí để ngân hàng lựa chọn một giải pháp eKYC: chất lượng giải pháp (độ chính xác, khả năng chống gian lận); khả năng tích hợp với hệ thống của ngân hàng về hạ tầng, công nghệ; giá cả.
Ngân hàng càng lớn, quy mô càng rộng, hạ tầng càng phức tạp thì yêu cầu đặt ra cho giải pháp eKYC của nhà cung cấp càng khắt khe, ngặt nghèo, với tiêu chí an toàn, ổn định hệ thống được đặt lên mức cao nhất. Trong khi đó, nhóm ngân hàng nhỏ lại xác định eKYC là yếu tố có thể giúp họ tạo ra lợi thế cạnh tranh về mặt công nghệ và trải nghiệm khách hàng so với các “ông lớn”. Do đó, sẽ khó có một giải pháp eKYC nào thỏa mãn được tất cả nhu cầu của các tổ chức, mà chỉ có những giải pháp được thiết kế theo nhu cầu hết sức cụ thể của từng ngân hàng mới có thể đem lại hiệu quả triệt để.
Chúng tôi mong muốn phát triển các sản phẩm AI phục vụ cho doanh nghiệp, trong đó sản phẩm đầu tiên - trueID - không chỉ phục vụ cho việc mở tài khoản trực tuyến, mà còn nhắm tới một nền tảng định danh điện tử, nhằm kết nối doanh nghiệp và người dùng một cách an toàn, thuận lợi.
Tương đối “đắt khách” trên thị trường gần đây chính là trueID, bởi nó là giải pháp được hoàn thiện sau nhiều kinh nghiệm vận hành thực tế tại các ngân hàng và tổ chức tài chính với quy mô đa dạng. Ra mắt chính thức vào tháng 6/2020 bởi VNG - kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam, trueID hiện đã được tích hợp trong các hệ thống của nhiều ngân hàng như ACB, Ngân hàng Bản Việt, Hong Leong Vietnam, ví điện tử ZaloPay, Ngân hàng điện tử Timo.
“trueID là giải pháp được ACB lựa chọn sau khi đã so sánh và thử nghiệm thực tế giải pháp của gần 20 đơn vị trên thị trường, trong đó có cả các nhà cung cấp lớn trên thế giới. Chúng tôi đánh giá rất cao giải pháp của trueID về khả năng phòng chống, nhận diện và cảnh báo rủi ro, phòng chống gian lận, giả mạo. ACB tin tưởng đây sẽ là giải pháp có thể đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho khách hàng của chúng tôi”, bà Chu Hồng Hạnh, Giám đốc Dự án eKYC của Ngân hàng ACB chia sẻ.
“Chúng tôi mong muốn phát triển các sản phẩm AI (trí tuệ nhân tạo) phục vụ cho doanh nghiệp, trong đó sản phẩm đầu tiên - trueID - không chỉ phục vụ cho việc mở tài khoản trực tuyến, mà còn nhắm tới một nền tảng định danh điện tử, nhằm kết nối doanh nghiệp và người dùng một cách an toàn và thuận lợi. Do eKYC vẫn còn khá mới ở Việt Nam, nên chúng tôi sẽ tập trung hỗ trợ vận hành, phối hợp với ngân hàng để triển khai thành công các sản phẩm mới dựa trên nền tảng eKYC này”, ông Ma Nam, Giám đốc sản phẩm trueID cho biết.
Được biết, hiện trueID đang thí điểm tính năng Voice OTP và Video Call đầu tiên trên thị trường Việt Nam để nâng cao khả năng phát hiện rủi ro, đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, trueID đang thiết lập giải pháp để hỗ trợ việc chia sẻ thông tin blacklist giữa các tổ chức tài chính, nhằm ngăn chặn tối đa đường dây lừa đảo giả mạo danh tính.
(*) eKYC (Electronic Know Your Customer) là hình thức nhận biết khách hàng qua phương thức điện tử. Theo đó, tổ chức trung gian thanh toán có quyền không gặp trực tiếp khách hàng khi lần đầu giao dịch.