Mặc dù tên gọi xếp hạng khác nhau, nhưng sai khác quá lớn về hạng của các doanh nghiệp khiến nhiều nhà đầu tư băn khoăn. Chẳng hạn, CTCP Đầu tư điện Tây Nguyên (TIC) được CIC xếp hạng AA (loại ưu), trong khi CRV lại xếp hạng CC (loại yếu). Thực hư vấn đề này như thế nào?
Trao đổi với ĐTCK, TS Nguyễn Trọng Hòa - Trưởng nhóm Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp niêm yết của CRV cho biết, “Credit ratings” là thuật ngữ do John Moody đưa ra năm 1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt”, khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng đầu tiên cho 1.500 trái phiếu của 250 công ty trên TTCK Mỹ theo một hệ thống ký hiệu gồm 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt từ AAA đến C.
Một số doanh nghiệp có sự sai khác lớn về xếp hạng |
||
Mã |
CRV xếp hạng |
CIC xếp hạng |
TIC |
CC |
AAA |
CII |
BB |
AAA |
CSC |
CCC |
A |
DIC |
B |
AA |
FPC |
CC |
BBB |
HLA |
B |
AA |
MDC |
B |
AA |
NBC |
B |
AA |
NGC |
BB |
AA |
SJD |
B |
AA |
THT |
B |
AA |
Ý nghĩa ký hiệu xếp hạng: AAA (loại tối ưu), AA (loại ưu), A (loại tốt), BBB (loại khá), BB (loại trung bình khá), B (loại trung bình), CCC (loại trung bình yếu), CC (loại yếu). |
Hiện nay, những ký hiệu này trở thành chuẩn mực quốc tế. Ở Việt Nam, thuật ngữ “Credit ratings” đang tồn tại nhiều tên gọi như: xếp hạng tín nhiệm, định dạng tín dụng, xếp hạng tín dụng, xếp hạng khách hàng... Trong báo cáo của CRV, Công ty dùng thuật ngữ “xếp hạng tín nhiệm” và có thể được khái quát một cách đơn giản là: “Xếp hạng tín nhiệm có nghĩa là việc phân loại, sắp xếp một đối tượng trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng”.
TS Hòa cho biết thêm, hiện có những ý kiến cho rằng, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là đánh giá về khả năng thanh toán cho một khoản nợ nhất định của doanh nghiệp, còn xếp hạng tín nhiệm là đánh giá tổng quan về các yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp như: môi trường của doanh nghiệp, sản phẩm và thị trường, quản trị, tình hình tài chính...
Để hiểu rõ về hai khái niệm này, TS Hòa nêu ví dụ: nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định, sản phẩm và thị trường thuận lợi, quản trị doanh nghiệp hiệu quả cũng như có triển vọng phát triển trong tương lai thì có thể cho rằng doanh nghiệp có khả năng và sự sẵn sàng trả nợ cả gốc, lãi đúng hạn theo các quy định và sẽ được xếp hạng tín nhiệm cao. Đồng thời, căn cứ vào xếp hạng tín nhiệm này các ngân hàng sẽ sẵn sàng ra quyết định cấp tín dụng, các nhà đầu tư sẽ an tâm, tin tưởng và dễ dàng lựa chọn cổ phiếu của doanh nghiệp để đầu tư. Như vậy, mục đính của xếp hạng tín nhiệm cũng là những mục đích của xếp hạng tín dụng.
Vậy có thể cho rằng, khái niệm về “xếp hạng tín dụng” và “xếp hạng tín nhiệm” là khác nhau? Theo TS Hòa, cho đến nay, khó có thể đưa ra một khái niệm rõ ràng về “Credit ratings”. Vì vậy, tùy theo góc độ nghiên cứu để mà xác định nội dung của thuật ngữ này.
Về kết quả xếp hạng các doanh nghiệp niêm yết của CIC và CRV có sự khác nhau, TS Hòa nhận xét, đây là điều bình thường, không có gì đáng quan ngại. Bởi ngay cả ở các tổ chức xếp hạng lớn trên thế giới như Moody’s, Standard & Poor’s (S&P) hay Fitch cũng đã đưa ra những đánh giá khác nhau về mức độ tín nhiệm của Việt Nam.
Cụ thể là Ba3 theo đánh giá của Moody’s; BB theo đánh giá của S&P và B+ theo đánh giá của Fitch. Sự khác nhau này là do hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mỗi tổ chức xếp hạng đều áp dụng theo phương pháp riêng của mình. Đó lại là những bí quyết, kỹ năng không thể sẵn sàng được công bố cũng như tiếp cận được. Vì vậy, mức độ chính xác của các kết quả xếp hạng này sẽ được kiểm chứng qua thời gian, việc sử dụng kết quả nào sẽ do các ngân hàng, nhà đầu tư… tự quyết định.