Nguyên nhân chính khiến kết quả kinh doanh của VNE xấu vẫn là do chi phí tài chính và chi phí quản lý quá cao, lần lượt ghi nhận 2,2 tỷ đồng và 10,9 tỷ đồng.
Trong khi đó, báo cáo tài chính của công ty mẹ cũng không mấy khả quan với doanh thu thuần đạt 111 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ.
Trong cơ cấu lãi gộp, hoạt động xây lắp chỉ ghi nhận 1,5 tỷ đồng, hoạt động chuyển nhượng bất động sản là 2,3 tỷ đồng trong khi hoạt động kinh doanh khách sạn lỗ đến 1,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các khoản lãi gộp không bù đắp nổi các chi phí của doanh nghiệp nên lợi nhuận sau thuế công ty mẹ ghi nhận âm 8,2 tỷ đồng.
Phía VNE giải trình cho vấn đề trên là do trong kỳ, Công ty tiếp tục vướng đền bù hoàn trả thi công trên một số công trình xây lắp điện; vật tư do chủ đầu tư cung cấp chậm và không đồng bộ; phụ thuộc vào tiến độ cắt điện của chủ đầu tư; đồng thời ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho công tác nghiệm thu các khối lượng thi công gặp nhiều khó khăn.
Cổ phiếu VNE sau phiên giảm sàn hôm qua đã tăng mạnh ngay khi mở cửa phiên sáng nay 29/4, và tăng gần 4% lên 4.000 đồng vào giữa phiên, nhưng chỉ có 29.000 đơn vị khớp lệnh.