Làm thế nào để không bị đỏ mặt khi uống rượu?

Chắc hẳn đã có lúc bạn cảm thấy ngượng ngùng khi được mời nhấp vài ngụm rượu. Lý do là vì mỗi khi uống, mặt, cổ, ngực, và thậm chí cả chân và cánh tay của bạn lại đỏ rực lên, má và cằm thì loang lổ như thể bạn bị phát ban, còn tim thì đập thình thịch trong lồng ngực.
Làm thế nào để không bị đỏ mặt khi uống rượu?

Theo các bác sĩ, chuyển hóa của cồn trong cơ thể phụ thuộc vào hai enzym: một là alcohol dehydrogenase, có nhiệm vụ chuyển hóa cồn thành acetaldehyde, và enzyme thứ hai là acetaldehyde dehydrogenase, chuyển acetaldehyde thành những sản phẩm vô hại.

80% người châu Á có tăng chức năng alcohol dehydrogenase. Điều đó có nghĩa là chúng ta chuyển hóa cồn thành acetaldehyde nhanh gấp 100 lần so với những người khác, nhưng chúng ta không bao giờ thực sự trải nghiệm cảm giác “lâng lâng” thường đi kèm với rượu.

Ngoài ra, 40% số người châu Á bị giảm phần nào chức năng của acetaldehyde dehydrogenase, có nhiệm vụ tiếp tục chuyển hóa acetaldehyde.

Đây là khởi nguồn của nhiều vấn đề: chúng ta chuyển hóa rượu quá nhanh thành "một giai đoạn độc hại không thể dễ dàng thoát khỏi." Nói cách khác, ly rượu được chuyển thành acetaldehyde quá nhanh, và nó sẽ bị mắc kẹt trong cơ thể - khiến những phản ứng phụ khó chịu xảy ra. Về cơ bản, cơ thể chúng ta không được trang bị đầy đủ để giáng hóa cồn một cách an toàn và “vui vẻ”. Có thể gọi đây là tình trạng dị ứng rượu.

Các chuyên gia cũng cũng cho biết tình trạng “mặt đỏ phừng phừng” này là do chu trình histamin. Giải phóng histamine là sản phẩm cuối cùng trong cuộc chiến giữa cơ thể chúng ta và bất cứ thứ gì được coi là mối đe dọa. Giải phóng histamin này làm tăng tính thấm mao mạch và có vai trò như một chất làm giãn mạch, dẫn đến sưng và đỏ, các triệu chứng mũi, và các triệu chứng tiêu hóa khác bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, và nôn."

Đỏ mặt thường thấy ở nhiều người châu Á và những người khác có phản ứng tương tự với cồn, chủ yếu là do đặc tính giãn mạch. Một trong những chất chuyển hóa của cồn là acetaldehyde kích thích giải phóng histamine. "

Vậy chúng ta phải làm gì, kiêng rượu mãi mãi à?

Không cần phải như vậy. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng "Bất kỳ thuốc gốc famotidine nào đều là thuốc chẹn histamin. Uống chúng một tiếng trước khi uống rượu có thể khá hiệu quả. Nó không hoàn toàn ngăn đỏ mặt, nhưng ít nhất cũng đỡ phần nào.

Benadryl hoặc các thuốc kháng histamin ngăn chặn giải phóng histamine đã được sử dụng để giảm nhẹ phản ứng này. Tuy nhiên, cơ thể vẫn phải xử lý lượng acetaldehyde thừa, và điều này có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư. Đó là lý do tại sao các bác sĩ thường khuyên chúng ta hạn chế bia rượu. Nếu cơ thể chúng ta không được trang bị để xử lý một chất gì đó, thì có lẽ chất đó không nên có mặt trong cơ thể.

Uống các thuốc kháng histamin này chỉ là một giải pháp tạm thời. Những người chậm chuyển hóa acetaldehyd tốt nhất là giảm tốc độ uống xuống mức tối đa một ly rượu trong mỗi hai giờ đồng hồ, và luôn pha loãng nó với đủ nước.

Hãy lắng nghe cơ thể bạn. Nếu thấy da bắt đầu đỏ lên, hãy ngừng uống rượu.


Theo Dân trí

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục