WHO có thể đối mặt với nhiều thách thức về xử lý đại dịch trong tương lai

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang phải đối mặt với một sự rung chuyển tiềm năng trong việc ngăn chặn các đợt bùng phát đại dịch trong tương lai và một quan chức hàng đầu cảnh báo rằng "các mầm bệnh đang chiếm ưu thế".
WHO có thể đối mặt với nhiều thách thức về xử lý đại dịch trong tương lai

Hôm thứ Hai (31/5), các bộ trưởng y tế đã nhất trí nghiên cứu các khuyến nghị về những cải cách đầy tham vọng do các chuyên gia độc lập đưa ra nhằm tăng cường năng lực của cả cơ quan Liên hợp quốc và các quốc gia trong việc ngăn chặn các loại virus mới.

Theo nghị quyết do Liên minh châu Âu (EU) đệ trình và nhận được sự đồng thuận thông qua, các quốc gia thành viên phải vững vàng trong vai trò người điều khiển cải cách thông qua một quá trình kéo dài hàng năm.

Các bộ trưởng y tế từ 194 quốc gia thành viên của WHO cũng sẽ họp từ ngày 29/11 để quyết định có khởi động các cuộc đàm phán về một hiệp ước quốc tế nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước bất kỳ đại dịch nào trong tương lai hay không.

Mike Ryan, Giám đốc các trường hợp khẩn cấp của WHO đã hoan nghênh các quyết định này cho biết rằng: "Hiện tại, các mầm bệnh đang chiếm ưu thế, chúng đang xuất hiện thường xuyên hơn và thường âm thầm trong một hành tinh mất cân bằng”.

“Chúng ta cần biến những thứ đã tiếp xúc với chúng ta trong đại dịch này thành sự liên kết với nhau, chúng ta cần biến nó thành một sức mạnh”, ông nói.

Đại sứ Chile Frank Tressler Zamorano thay mặt cho 60 quốc gia cho biết: "Một hiệp ước chống đại dịch dưới mái nhà của WHO là cách ưu tiên để tăng cường cấu trúc y tế đa phương bao gồm Quy định Y tế Quốc tế (IHR) và chú ý đến lời kêu gọi của rất nhiều chuyên gia để thiết lập lại hệ thống".

Một hội đồng do cựu Thủ tướng New Zealand, Helen Clark đứng đầu và cựu Tổng thống Liberia, Ellen Johnson Sirleaf nói rằng một hệ thống toàn cầu mới nên được thiết lập để phản ứng nhanh hơn với các đợt bùng phát dịch bệnh nhằm giúp đảm bảo không có virus nào trong tương lai gây ra đại dịch tàn phá như đại dịch Covid-19.

Các chuyên gia đã tìm thấy những thất bại quan trọng trong phản ứng toàn cầu vào đầu năm 2020 nói rằng WHO nên được trao quyền cử các nhà điều tra nhanh chóng để truy quét các đợt bùng phát dịch bệnh mới và công bố những phát hiện đầy đủ của họ ngay lập tức.

Họ cũng kêu gọi thành lập Hội đồng Đe dọa sức khỏe toàn cầu để duy trì cam kết chính trị cấp cao trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch.

Björn Kümmel thuộc Bộ Y tế liên bang của Đức cho biết: “Thế giới đã bị tấn công bởi loại virus này mà không được chuẩn bị. Và nếu một loại virus khác xuất hiện vào ngày mai thì điều này vẫn sẽ xảy ra”.

"Bật đèn xanh cho tiến trình hiệp ước này là cam kết lớn nhất để rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng này mà Hội đồng này có thể đã đưa ra. Đây là cách hiệu quả nhất để đảm bảo rằng cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu sẽ trở thành cuộc khủng hoảng cuối cùng”, ông cho biết.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục