WB: Fed nên hành động sớm và dứt khoát để tăng lãi suất

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, nhà kinh tế trưởng Carmen Reinhart của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nên thắt chặt chính sách tiền tệ sớm và dứt khoát để loại bỏ những yếu tố có thể trở thành lạm phát "khá dai dẳng".
Nhà kinh tế trưởng Carmen Reinhart của Ngân hàng Thế giới (WB) Nhà kinh tế trưởng Carmen Reinhart của Ngân hàng Thế giới (WB)

Trước đó, nhà kinh tế trưởng Carmen Reinhart đã từng cảnh báo trong một thời gian rằng, các cú sốc chuỗi cung ứng có thể dẫn đến lạm phát kéo dài ở Mỹ và các nơi khác và hiện tại bà cho biết, bất kỳ sự chậm trễ nào của Fed về việc tăng lãi suất sẽ chỉ kéo dài vấn đề.

"Nếu lạm phát thực sự dai dẳng hơn, điểm mấu chốt về chính sách của Fed theo quan điểm của tôi là... nếu bạn làm nhiều hơn bây giờ sẽ tốt hơn nếu làm quá ít, quá muộn", bà cho biết.

Bà Reinhart cho biết, Fed đã báo hiệu một sự thắt chặt chính sách tiền tệ khiêm tốn theo các tiêu chuẩn lịch sử nhưng có thể thay đổi xu hướng hồi phục của nền kinh tế dựa trên dữ liệu gần đây.

"Tôi quan điểm rằng, nếu xu hướng trì hoãn hành động và thận trọng hơn, thì về cơ bản nó chỉ đang đẩy vấn đề ra khỏi tầm kiểm soát", bà nói thêm.

Bà Reinhart đã tranh luận trong khoảng một năm rằng, sự gia tăng lạm phát khó có thể là tạm thời vì những cú sốc trong chuỗi cung ứng đã ảnh hưởng đến giá hàng hóa, chi phí vận tải, vận chuyển toàn cầu và các lĩnh vực khác. Căng thẳng leo thang giữa Ukraine và Nga đã làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát khiến giá dầu tăng 77% từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2022.

Các quan chức Fed vẫn còn chia rẽ về cách thức bắt đầu tăng lãi suất sắp tới tại cuộc họp tháng 3 sắp tới.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang St. Louis James Bullard hôm 14/2 đã nhắc lại lời kêu gọi tăng tốc độ tăng lãi suất nhanh hơn của Fed, nhưng các quan chức Fed khác không sẵn sàng cam kết mức tăng 0,5%.

Trong một bài báo được công bố vào tuần trước, bà Reinhart và nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới Clemens von Luckner lưu ý rằng, phản ứng kịp thời và mạnh mẽ hơn từ các ngân hàng trung ương lớn sẽ làm tăng chi phí tài trợ cho các thị trường mới nổi, các nền kinh tế đang phát triển và có thể làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng nợ hiện có.

Nhưng các nhà kinh tế cho biết, chi phí dài hạn của việc trì hoãn hành động sẽ rất lớn. Trong những năm 1970, Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác đã không thể giải quyết lạm phát nhanh chóng, nên cuối cùng họ cần các chính sách hà khắc hơn nhiều, sau đó gây ra cuộc suy thoái lớn thứ hai tại Mỹ sau Thế chiến thứ hai và cuộc khủng hoảng nợ của các nước đang phát triển.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục