Kết quả cho thấy những người đến cửa hàng đồng thời truy cập vào website của chính nhà bán lẻ này sẽ bỏ ra số tiền nhiều hơn 2,2 lần so với các khách chỉ xem hàng trực tiếp trên kệ. Đa số khách thích lướt website cửa hàng là những người trẻ ở độ tuổi từ 44 trở xuống.
"Do vậy, nếu bạn là nhà bán lẻ và thấy khách vào cửa hàng của mình nhưng lại rút điện thoại ra để tham khảo thông tin web của đối thủ thì cũng đừng lấy làm khó chịu hay lo lắng. Đó có thể là một cơ hội tốt cho bạn bán được hàng đấy", đại diện InMoment chia sẻ.
Điều này được InMoment rút ra từ kết quả khảo sát rằng người khách xem website hãng khác ngay trong cửa hàng sẽ mua nhiều hơn 20% so với những ai không làm điều này. Tỷ lệ này ở phân khúc các nhà bán lẻ hàng may mặc là cao nhất, lên đến hơn 150%.
Các chuyên gia InMoment nhận xét, với những phát hiện này thì nhà bán lẻ và kinh doanh đa kênh cần thực hiện đồng bộ hóa thông tin, hình ảnh tại cửa hàng với nội dung trên website để giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm hơn.
Công tác chuẩn bị bán hàng tại chỗ phải đảm bảo mọi thông tin và sản phẩm mà nhân viên giới thiệu với người mua trong cửa hàng phải hiện diện trên website và họ dễ dàng tìm thấy.
"Người tiêu dùng có nhu cầu cho cả giao tiếp ở cửa hàng và hỗ trợ trực tuyến. Tuy nhiêu nếu không tạo được sự truyền thông nhất quán, các thông tin trên mạng sai lệch hoặc không chính xác với những gì nhân viên nói thì người dùng sẽ nghi ngờ và quay lưng với nhà bán lẻ", đại diện InMoment nhấn mạnh.