Vốn đầu tư trực tiếp đang vào

(ĐTCK) Trong khi TTCK ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài bán bớt cổ phiếu khỏi sàn giao dịch thì dòng vốn đầu tư trực tiếp lại có chuyển động ngược lại, đang đổ nhiều hơn vào Việt Nam.
Ảnh: Shutterstock.

Nhiều chuyên gia cho rằng, làn sóng nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển sang thị trường Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng xuất khẩu sản phẩm vào nhiều nước trên thế giới đang diễn ra trên thực tế.

Tại một công ty may niêm yết trên sàn, nhóm cổ đông ngoại đang tích cực mua thâu tóm lượng lớn cổ phần của công ty. Diễn biến tiếp theo sẽ là sự chuyển giao quyền điều hành khi các cổ đông này tích tụ đủ tỷ lệ sở hữu lớn.

Việc cổ đông/đối tác nước ngoài âm thầm bỏ tiền mua lại công ty niêm yết trong các ngành có khả năng hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại quốc tế là dễ hiểu trong bối cảnh DN không bị giới hạn sở hữu room ngoại và giá cổ phiếu thì đang rẻ trên sàn.

Ðầu tháng này, Công ty Coteccons đã khởi công dự án nhà xưởng Timberland tại Bình Dương do chủ đầu tư Công ty TNHH Timberland (thuộc Tập đoàn ManWah) làm chủ đầu tư.

Ðây là dự án có quy mô lớn, trên khu đất rộng 40.000m2 với tổng diện tích sàn xây dựng gần 250.000m2, có quy mô gồm 8 khối tháp và 1 tầng hầm.

Trong tương lai, dự án sẽ là xưởng sản xuất và phân phối nội thất sang trọng cho các dự án trong nước và quốc tế. Hợp đồng xây dựng này có giá trị 1.500 tỷ đồng. Manwah là Tập đoàn đến từ Hồng Kong.

Ðây cũng là một ví dụ sinh động của hoạt động đầu tư trực tiếp đang diễn ra nhộn nhịp. Các chuyên gia dự đoán, phân khúc nhà xưởng dự kiến sẽ còn tiếp tục nóng lên bởi xu thế leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa cho thấy ngày kết thúc.

Diễn biến này sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư đưa ra quyết định về việc chuyển, đầu tư dự án mới tại Việt Nam.

Sự chuyển động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực quan trọng đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế trong nước, đặc biệt nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục được hưởng lợi từ xu hướng này như xây lắp, vật liệu xây dựng, bất động sản  lgogistic.

Tại Gemadept, Công ty đang đẩy nhanh tốc độ đầu tư cảng Gemalink Cái Mép bởi hoạt động của các cảng ở khu vực này đang rất sôi động.

Phiên 25/10, chỉ số VN-Index về vùng 900 điểm và một số dự báo cho rằng, chỉ số này có thể sẽ xuống đến 850 điểm, thậm chí là 800 điểm. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư cầm tiền.

Các quỹ đầu tư và công ty chứng khoán đều nhận định, yếu tố nội tại của nền kinh tế khá vững vàng. “Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vay nợ vừa phải, doanh thu vẫn tăng trưởng đều qua các năm, có đầu tư mở rộng là cơ sở để có thể  yên tâm về cơ hội đầu tư tại thị trường Việt Nam dù trước mắt có những rủi ro do ảnh hưởng từ các thị trường khác”.

Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital chia sẻ với Ðầu tư Chứng khoán vào cuối tuần qua, sau khi thị trường giảm mạnh dưới áp lực thị trường Mỹ giảm gần 600 điểm vào ngày thứ Tư, 24/10/2018.

Trên TTCK, trong tháng 10, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong nhiều phiên sau khi Mỹ tăng lãi suất và phát tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư ngoại vẫn mua ròng trên TTCK Việt Nam.

Bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế đang ở gam màu tươi sáng. Tiếc rằng, TTCK chịu ảnh hưởng của giông bão bên ngoài, nên đã không đồng nhịp.

Phiên 25/10, chỉ số VN-Index về vùng 900 điểm và một số dự báo cho rằng, chỉ số này có thể sẽ xuống đến 850 điểm, thậm chí là 800 điểm. Nếu điều này xảy ra, đây sẽ cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư cầm tiền.

Người quan sát

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục