VITAS kiến nghị Chính phủ, Bộ Y tế hỗ trợ doanh nghiệp dệt may mua/tiêm vắc-xin Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều doanh nghiệp đã ký đến hết năm, nếu không sản xuất, giao hàng đúng hạn sẽ bị phạt, hủy đơn hàng, thiệt hại có thể lên tới hàng tỷ USD, người lao động cần được bảo vệ bằng vắc-xin Covid-19.
Theo VITAS, lao động dệt may cần được bảo vệ bằng Vacxin Covid-19, do nhiều DN đã ký đến hết năm, nếu không sản xuất, giao hàng đúng hạn sẽ bị phạt, hủy đơn hàng, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD Theo VITAS, lao động dệt may cần được bảo vệ bằng Vacxin Covid-19, do nhiều DN đã ký đến hết năm, nếu không sản xuất, giao hàng đúng hạn sẽ bị phạt, hủy đơn hàng, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại các Khu công nghiệp trên cả nước, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã gửi công văn kiến nghị tới Chính phủ, Bộ Y tế về việc hỗ trợ DN dệt may mua/tiêm vắc-xin Covid-19.

Theo nội dung Công vân của VITAS, Bộ Y tế trưa 17/5 ghi nhận thêm 28 ca trong nước đều ở khu cách ly, nâng tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay lên 1.205, ghi nhận ở 27 tỉnh thành. 5 tỉnh thành ghi nhận số ca nhiều là Bắc Giang 350, Bắc Ninh 252, Hà Nội 221 ca, Đà Nẵng 135, Vĩnh Phúc 86.Tình hình Covid-19 trên thế giới, châu Á và tại Việt Nam đang trở lên nghiêm trọng, đặc biệt tại các khu công nghiệp. Đây thực sự là mối lo lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn tại của các doanh nghiệp và việc làm, đời sống người lao động, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may.

Từ khi dịch bùng phát năm 2020 đến nay, Việt Nam nổi lên trên trường quốc tế như một quốc gia điển hình về thành công trong phòng chống dịch và về giữ vững sản xuất ổn định, đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, nếu ta không tiếp tục duy trì được điều này, thành quả của cả hệ thống chính trị, của nền kinh tế, của doanh nghiệp và người lao động sẽ bị phá vỡ. Một doanh nghiệp chỉ cần bị dãn cách, cách ly không làm việc từ 14-21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất một năm tan vỡ, hậu quả vô cùng to lớn, DN đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản, người lao động mất việc không còn thu nhập.

Hiện nay các doanh nghiệp đã ký kết đơn hàng, nhiều doanh nghiệp đã ký đến hết năm, nếu không sản xuất, giao hàng đúng hạn sẽ bị phạt, hủy đơn hàng, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam.

VITAS kiến nghị tới Chính phủ, Bộ Y tế về việc hỗ trợ doanh nghiệp dệt may mua/tiêm vắc-xin Covid-19. Cụ thể, VITAS đề nghị ưu tiên tiêm vắc-xin cho các doanh nghiệp đông lao động ở khu vực trung tâm dịch; Ưu tiên cho các doanh nghiệp được mua vắc-xin tiêm cho người lao động (theo chủ trương xã hội hoá mà Chính phủ đề xuất) để đẩy nhanh quá trình miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm vắc-xin.

Đồng thời, tạo điều kiện vận động các kênh đối tác, các tổ chức quốc tế, các nhãn hàng cùng phối hợp hành động để mang nguồn vắc-xin về cho Việt Nam trên cơ chế doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp.

4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hàng dệt may đã khởi sắc so với cùng kỳ năm trước, đạt 9,506 tỷ USD, tăng 9%, xuất khẩu vải mành các loại đạt 215 triệu USD, tăng 35,7%, nhưng hồi phục mạnh mẽ nhất là nhóm xơ sợi, đạt 1,638 tỷ USD, tăng 43,4%.

Hải Yến
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục