Vingroup bỏ 2.200 tỷ đồng làm dược phẩm như thế nào?

Tập đoàn Vingroup vừa chính thức công bố tham gia lĩnh vực dược phẩm với thương hiệu Vinfa. Bên cạnh nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu dược phẩm, Vinfa sẽ tập trung bảo tồn, nghiên cứu và phát triển các bài thuốc Đông y cổ truyền có nguồn gốc từ dược liệu quý Việt Nam.
Tiếp nối thành công của hệ thống Vinmec, Vinfa sẽ sản xuất và kinh doanh các bài thuốc Đông y và các loại thuốc Tây y chất lượng tốt, phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu Tiếp nối thành công của hệ thống Vinmec, Vinfa sẽ sản xuất và kinh doanh các bài thuốc Đông y và các loại thuốc Tây y chất lượng tốt, phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu

Tiếp nối thành công của hệ thống Vinmec và thực hiện chiến lược mở rộng lĩnh vực y tế, Tập đoàn Vingroup đã thành lập Công ty Cổ phần Vinfa hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm; đồng thời, đầu tư xây dựng Dự án “Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc Vinfa” tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Dự án có tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, quy mô giai đoạn 1 gần 10 ha và được đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế với các phân khu: nghiên cứu, sản xuất, hậu cần và các công trình phụ trợ.

Với sự đầu tư bài bản từ Tập đoàn Vingroup, toàn bộ quy trình sản xuất tại Vinfa sẽ được trang bị hiện đại và tân tiến nhất nhằm tối ưu hiệu quả và đảm bảo chất lượng dược phẩm.

Mục tiêu của Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc Vinfa là sản xuất và kinh doanh các bài thuốc Đông y và các loại thuốc Tây y chất lượng tốt, phục vụ thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu. Trong đó, Vinfa đặc biệt đầu tư chiều sâu cho việc nghiên cứu, phát triển và bảo tồn các bài thuốc có nguồn gốc từ dược liệu quý Việt Nam, tiến tới xuất khẩu tinh hoa y học cổ truyền ra thị trường thế giới.

Vinfa cũng sẽ tập trung vào các mảng sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Vaccine và Thiết bị y tế với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đáp ứng cao nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe và điều trị cho người dân.

Bên cạnh việc khai thác nguồn dược liệu quý của dân tộc, Vinfa cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác với các đối tác uy tín từ những nền sản xuất dược phẩm nổi tiếng thế giới như Mỹ, châu Âu, Australia… để nhận tư vấn và chuyển nhượng công nghệ, kỹ thuật và nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm.

Vingroup bỏ 2.200 tỷ đồng làm dược phẩm như thế nào?  ảnh 1

 Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc Vinfa dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào quý III/2018. 

Toàn bộ quy trình vận hành và quản lý chất lượng tại Vinfa đều đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế với 3 tiêu chí cốt lõi: sản phẩm chất lượng tốt nhất; đội ngũ nhân sự trình độ cao, có tinh thần say mê cống hiến và luôn hướng đến các tiêu chí khoa học, trung thực và chuyên nghiệp.

“Việc đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm được coi là một bước đi mới, phục vụ chiến lược mở rộng lĩnh vực y tế của Tập đoàn Vingroup nhằm hiện thực hóa sứ mệnh 'Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt'. Thông qua Vinfa, chúng tôi mong muốn nghiên cứu, sản xuất, xuất nhập khẩu những sản phẩm chất lượng tốt nhất, đồng thời bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quý và các bài thuốc cổ truyền của dân tộc”, bà Phan Thu Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinfa cho biết.

Dự kiến, Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Thuốc Vinfa sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào quý III/2018. 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên 80% dân số thế giới sử dụng y học cổ truyền, đặc biệt là các sản phẩm từ dược liệu, kể cả các nước phát triển. Tại Việt Nam, thuốc từ cây dược liệu trong nước chiếm ít nhất 30%; gần 4 nghìn loài trong tổng số hơn 12 nghìn loài thực vật có công dụng làm thuốc, trong đó nhiều loài được xếp vào hàng quý hiếm trên thế giới như: sâm Ngọc Linh, sâm Vũ Diệp, tam thất hoàng, bách hợp…

Tuy có nguồn dược liệu quý và phong phú nhưng Việt Nam vẫn thuộc vào nhóm 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển (pharmerging countries), với gần 55% nhu cầu dược phẩm phải nhập khẩu. Đặc biệt, Việt Nam phải nhập một lượng lớn các loại biệt dược là thuốc có bản quyền phát minh (patent drug) với giá thành cao.

Chỉ tính trong năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 2,5 tỷ USD dược phẩm, trong đó các sản phẩm biệt dược được nhập khẩu chủ yếu từ 3 nước Pháp, Đức và Mỹ chiếm gần 200 triệu USD.

(Theo báo cáo của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC) 


baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục