Trong kỳ, mặc dù biên lợi nhuận gộp giữ ổn định với tỷ lệ 46,7%, giúp lợi nhuận gộp ghi nhận 6.605,8 tỷ đồng, tăng trưởng 7,3% so với cùng kỳ nhưng do chi phí bán hàng ghi nhận 3.004,1 tỷ đồng, tăng 12,5% và chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận 389,3 tỷ đồng, tăng 39,9% so với cùng kỳ, mức tăng cao hơn doanh thu, làm cho lợi nhuận sau thuế giảm nhẹ 0,7% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp có thuyết minh cơ cấu lợi nhuận gộp theo bộ phận, trong đó lợi nhuận gộp trong nước là 5.704,4 tỷ đồng, chiếm 86,4% cơ cấu lợi nhuận gộp, lợi nhuận gộp nước ngoài là 901,4 tỷ đồng, chiếm 13,6% cơ cấu lợi nhuận gộp. Cơ cấu lợi nhuận gộp có dấu hiệu tăng thêm trong nước từ 85,3% lên mức 86,4%.
Xét về dòng tiền, trong kỳ hoạt động kinh doanh chính tạo ra được 1.879,6 tỷ đồng, cao hơn mức 1.398,7 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019. Tính tới 31/3/2020, Vinamilk có 15.750 tỷ đồng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, chiếm 34,2% tổng tài sản. Trong kỳ, lượng tiền và đầu tư tài chính đã thêm 649,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỷ trọng tiền và đầu tư tài chính trên tổng tài sản đã tăng từ 33,8% lên 34,2%.
Gần đây, VNM thông qua nghị quyết sẽ mua vào 17,5 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương Công ty bỏ ra 1.732,5 tỷ đồng để thực hiện mua vào 1% vốn điều lệ theo giá đóng cửa ngày 29/04/2020
Diễn biến giá cổ phiếu VNM