Vietnam Airlines (HVN) báo lỗ 6.642 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020

0:00 / 0:00
0:00
Nếu không sớm nhận được sự hỗ trợ của cổ đông Nhà nước, đà suy giảm của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines, MCK: HVN) sẽ còn lớn hơn trong 6 tháng cuối năm 2020.
Dịch Covid - 19 có thể khiến các doanh nghiệp hàng không Việt Nam thiệt hại khoảng 50.000 tỷ đồng. Dịch Covid - 19 có thể khiến các doanh nghiệp hàng không Việt Nam thiệt hại khoảng 50.000 tỷ đồng.

Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ năm 2020 trong bối cảnh hoạt động đi lại bằng đường hàng không bắt đầu giảm mạnh sau hàng loạt ca nhiễm Covid – 19 liên tiếp được phát hiện tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội và Tp.HCM.

Mặc dù không tệ như dự báo trước đó của chính lãnh đạo Vietnam Airlines nhưng hãng hàng không quốc gia vẫn phải đón nhận kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm kém nhất từ trước đến nay. Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vietnam Airlines trong quý II/2020 chỉ đạt 6.006 tỷ đồng, chỉ bằng gần một phần tư so với cùng kỳ năm ngoái (24.363 tỷ đồng); tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là âm 3.981 tỷ đồng so với mức 206 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2020, Vietnam Airlines đạt doanh thu 24.934 tỷ đồng, bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2019 nhưng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế bị âm 6.542 tỷ đồng so với khoản lợi nhuận thực dương 1.785,7 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019. Lỗ cơ bản trên mỗi cổ phiếu HVN tính đến tháng 6/2020 của Vietnam Airlines cũng đã lên tới 4.607 đồng.

Bên cạnh đó, ính từ khi chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần năm 2024 đến nay, lần đầu tiên Vietnam Airlines ghi nhận sự giảm sút về quy mô vốn chủ sở hữu, từ quy mô 18.607 tỷ đồng tại thời điểm ngày 1/1/2020 xuống còn 11.428 tỷ đồng.

Được biết, trong quý III/2020, kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines sẽ tốt hơn khá nhiều so với quý II nhờ lượng hành khách đi lại tăng vọt trong giai đoạn cuối tháng 6 đầu tháng 7/2020. Tuy nhiên, việc dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng và một số địa phương lớn trong cuối tháng 7/2020 sẽ khiến hãng phải đối diện với việc hành khách hoàn hủy vé, ảnh hưởng lớn đến dòng tiền của Vietnam Airlines.

Trước đó,  tại cuộc Tọa đàm “Chủ sở hữu Nhà nước: Hành động và trách nhiệm hậu Covid – 19 trong trường hợp Vietnam Airlines” do Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng tổ chức vào đầu tháng 7/2020, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, hiện tình hình tài chính của Tổng công ty đang rất khó khăn do tác động của dịch Covid – 19 đối với ngành hàng không trong nước và thế giới là nằm sức tưởng tượng.

“Trong giai đoạn tháng 4/2020, có lúc, các hãng chỉ bay tổng cổng 3 chuyến trên trục Hà Nội – Sài Gòn – Đà Nẵng. Tần suất bay này thậm chí còn ít hơn cả những ngày cuối tháng 4/1975 khi hòa bình vừa lập lại", ông Thành chia sẻ về khó khăn của ngành hàng không.

Được biết, sau khi đóng toàn bộ đường bay quốc tế vào ngày 23/3/2020, Vietnam Airlines không có doanh thu từ hoạt động vận tải hàng không quốc tế. Tại thị trường nội địa, mặc dù Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh và không có bệnh nhân nào tử vong, nhu cầu du lịch nội địa đã bật tăng trở lại nhưng theo ông Thành, sản lượng khách nội địa trong tháng 6/2020 mới đạt 84% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh thu tháng 6 năm nay chỉ bằng 46% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo, sản lượng hợp nhất toàn Tổng công ty năm 2020 sẽ giảm 48% so với 2019; doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng; lỗ gần 20.000 tỷ đồng/tháng, sau cắt giảm chi phí còn lỗ khoảng 15.000-16.000 tỷ đồng. Trong đó, đáng lo ngại nhất là nếu không nhận được khoản hỗ trợ khẩn cấp từ Chính phủ trị giá 12.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines sẽ mất thanh khoản vào tháng 8/2020.

Theo thông tin của baodautu.vn, vào cuối tuần này, Vietnam Airlines đã nhận được những thông tin rất tích cực liên quan đến khoản hỗ trợ tài chính từ cổ đông nhà nước để hãng vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn này.

Được biết, trong số 3 giải pháp hỗ trợ tài chính khẩn cấp mà Vietnam Airlines kiến nghị chủ sở hữu đang nắm 86,16% vốn điều lệ đáng lưu ý là việc hãng đề nghị được tiếp cận khoản vay tái cấp vốn với quy mô 4.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi mức thấp nhất theo chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước với thời gian vay tối thiểu là 3 năm. Khoản tín dụng này, theo Vietnam Airlines là cần được bung trong vòng 1-2 tháng tới để kéo dài sức chịu đựng cho hãng cho đến khi thị trường hàng không phục hồi về mức trước tháng 12/2019.

Để tránh nguy cơ rơi vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu, hãng dự kiến phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn. Dự kiến, Nhà nước sử dụng các nguồn vốn nhà nước hoặc giao Tổng công ty Quản lý kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hoặc 1 doanh nghiệp nhà nước khác mua cổ phần thuộc quyền mua của nhà nước với quy mô phát hành cân đối với phương án vay để đảm bảo 12.000 tỷ đồng.

Trong giai đoạn trung-dài hạn, Chính phủ bảo lãnh cho Vietnam Airlines phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thời hạn 10 năm, quy mô 10.000 tỷ đồng để thực hiện dự án đầu tư đội bay giai đoạn 2021-2025.

Anh Minh
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục