Việt Nam sẽ có 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đủ tầm vào năm 2020

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, để đạt được mục tiêu phát triển được 1.000 DN CNHT đủ mạnh, giải pháp ưu tiên đầu tiên là các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện vai trò “bà đỡ” có hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển.
Ngành CNHT Việt Nam phấn đấu có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam vào năm 2020. Ngành CNHT Việt Nam phấn đấu có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam vào năm 2020.

Nhận diện ngành CNHT trọng điểm để ưu tiên hỗ trợ

Để đạt mục tiêu mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu tại Hội nghị bàn  giải pháp thúc đẩy phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại Việt Nam: Đến năm 2020, Việt Nam có sản phẩm CNHT có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam”, Bộ Công Thương đã nhìn ra những ngành, lĩnh vực chủ chốt để ưu tiên đầu tư phát triển.

“Một số ngành chủ lực đã được chúng tôi đã xác định rất rõ, được sự đồng ý của Chính phủ, đó là ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt may, da giày, ngành năng lượng... Đây đều là những ngành Việt Nam có tiềm năng, lợi thế và có những dung lượng thị trường”, Bộ trưởng Công Thương, Trần Tuấn Anh chia sẻ.

Quá trình triển khai, chắc chắn Việt Nam gặp nhiều thách thức, nhưng đây chính là cơ hội, tái cơ cấu lại các ngành công nghiệp, trong đó có CNHT thì tái cơ cấu đó sẽ cho phép tập trung vào những doanh nghiệp có hiệu quả bằng các điều kiện, cơ hội tiếp cận với công nghệ, đổi mới công nghệ cũng như tiếp cận thị trường bằng các chính sách về tín dụng, đào tạo... Tất cả những giải pháp đó thuộc khu vực của Chính phủ và Nhà nước phải tổ chức thực hiện.

“Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, với hy vọng sắp tới ta có điều kiện hình thành những trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cho CNHT, trước mắt là tại 3 trung tâm kinh tế lớn khu vực miền Bắc, Trung, Nam”, Bộ trưởng Tuấn Anh nói.

Những khu vực này, trung tâm này không chỉ tập trung vào giới thiệu công nghệ và hỗ trợ điều kiện tiếp cận công nghệ thông qua hợp tác quốc tế và chính sách của Chính phủ nói chung mà còn hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển R&B phát triển để từ đó những trung tâm này sẽ đóng góp cả vào phát triển về giá trị gia tăng.

Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ cho ngành CNHT, giúp các doanh nghiệp trong nước có thể tận dụng được các chính sách hỗ trợ, người đứng đầu Bộ Công Thương cho rằng, trong hàng loạt vấn đề trong các chính sách của Nhà nước, trong hàng loạt lĩnh vực từ hội nhập cho đến phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của Việt Nam cần phải ưu tiên để thực hiện vai trò “bà đỡ” để các doanh nghiệp có thể lớn lên.

"Theo tôi, những vấn đề lớn sẽ tập trung vào cơ chế chính sách của Nhà nước để tạo ra những điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế về quy mô trong lĩnh vực về năng lực công nghệ, năng lực của nguồn nhân lực cũng như năng lực về điều kiện tín dụng và năng lực tiếp cận thị trường; rất cần những khung khổ chính sách và cơ chế cụ thể của Chính phủ để hỗ trợ cho doanh nghiệp, tiếp cận được với thị trường của CNHT", ông Trần Tuấn Anh nêu giải pháp.

Mới có 300 doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng

Theo thống kê của Bộ Công Thương, Việt Nam hiện có 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia được vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động

Thực trạng chung của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện nay là quy mô và năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế: Số lượng ít, năng lực sản xuất còn rất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Quy mô và năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tuy đã được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Chuyên gia Phạm Mạnh Thắng- Giám đốc Công ty TNHH tư vấn giải pháp quản lý năng suất, chất lượng cho rằng, .phần lớn  doanh nghiệp CNHT trong nước đang lạc hậu so với thực hành sản xuất tốt trên thế giới, thể hiện lãng phí trong các nhà máy cao.

“Cũng sản xuất ra 1 sản phẩm như nhau thì một doanh nghiệp CNHT trong nước sử dụng số giờ cao hơn 1,2-1,5 lần so với doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật ở Việt Nam. Áp dụng thực hành sản xuất chưa được tối ưu hóa, chất lượng kém ổn định hơn”.

Trước câu hỏi còn quá ít doanh nghiệp Việt vào được chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Thắng phân tích, thực tế, muốn tham gia chuỗi cung ứng thì phải tham gia được thì phải có tiêu chí và có cách thức để đáp ứng tiêu chí ấy.

Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có sản phẩm CNHT có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

Đến năm 2030, sản phẩm CNHT đáp ứng được 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành công nghiệp; có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

Thế Hải
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục