Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore dẫn số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore cho biết , năm 2024 tổng giá trị nhập khẩu gạo của Singapore đạt hơn 456,2 triệu SGD tăng 10,73% so với 2023.
Xét về khối lượng, tổng lượng nhập khẩu 9 loại gạo chính (HS10062010, HS10062090, HS10063030, HS10063040, HS10063091, HS10063099 và HS10064090, HS10063050, HS10063070), ước tính đạt khoảng 589.675 tấn, tăng 3,77% so với năm 2023.
Về cơ cấu thị phần của các mặt hàng gạo, gạo tẻ trắng chiếm thị phần lớn nhất (33,57%), tiếp đến là gạo đồ (chiếm 17,63%), gạo trắng hom mali (chiếm 17,16%), gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 14,97%). Các mặt hàng gạo khác chia đều phân khúc còn lại.
Nhập khẩu gạo của Singapore trong năm 2024 chứng kiến sự tăng trưởng khá tốt cả về số lượng và giá trị nhập khẩu.
Số liệu thống kê của nước này ghi nhận, 7/9 nhóm gạo chính đều tăng trưởng dương, một số có mức tăng cao như: Gạo nếp (tăng 185,82%), gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (tăng 35,6%), gạo đồ (tăng 73,12%). Tuy nhiên, nhóm chiếm thị phần lớn nhất là gạo tẻ trắng chứng kiến sự sụt giảm ở mức 16,5%.
Dấu ấn trong năm 2024, Việt Nam giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 3 sang Singapore với kim ngạch 128,9 triệu SGD, chiếm 28,25% thị phần. Ấn Độ và Thái Lan là 2 quốc gia xuất khẩu lớn nhất và nhì với kim ngạch lần lượt là 148,19 triệu SGD (32.48%) và 137,75 triệu SGD (30.19%).
Như vậy, tổng cộng thị phần của 3 nước xuất khẩu hàng đầu đã chiếm tới 90,93% thị phần gạo tại Singapore
Top 15 quốc gia là đối tác nhập khẩu gạo chính của Singapore năm 2024 |
|||||
STT |
Quốc gia |
Kim ngạch năm 2023 |
Kim ngạch năm 2024 |
Tăng/giảm kim ngạch 2024 so với 2023 |
Thị phần gạo tại Singapore |
(đơn vị: nghìn SGD) |
(đơn vị: nghìn SGD) |
||||
1 |
Ấn Độ |
145,509 |
148,193 |
1.84% |
32.48% |
2 |
Thái Lan |
130,107 |
137,756 |
5.88% |
30.19% |
3 |
Việt Nam |
100,351 |
128,902 |
28.45% |
28.25% |
4 |
Nhật Bản |
12,104 |
13,007 |
7.46% |
2.85% |
5 |
Campuchia |
9,038 |
11,748 |
29.98% |
2.57% |
6 |
Pakistan |
4,078 |
5,328 |
30.65% |
1.17% |
7 |
Đài Loan |
2,586 |
3,213 |
24.25% |
0.70% |
8 |
Myanmar |
2,534 |
2,301 |
-9.19% |
0.50% |
9 |
Mỹ |
1,758 |
1,870 |
6.37% |
0.41% |
10 |
Australia |
1,874 |
1,660 |
-11.42% |
0.36% |
11 |
Trung Quốc |
390 |
975 |
|
0.21% |
12 |
Ý |
483 |
425 |
-12.01% |
0.09% |
13 |
Bangladesh |
654 |
233 |
- |
0.05% |
14 |
Canada |
- |
212 |
|
0.05% |
15 |
UAE |
|
111 |
|
0.02% |
Tổng kim ngạch NK: |
412,043 |
456,242 |
10.73% |
- |
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore trong năm 2024 tiếp tục tăng trưởng cao, trong đó, một số nhóm tiếp tục chứng kiến mức tăng rất mạnh là: gạo nếp (kim ngạch 14,25 triệu SGD, tăng hơn 4,6lần), gạo vỡ (kim ngạch 2,6 triệu SGD, tăng 113,63%) và gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (kim ngạch 44,89 triệu SGD, tăng 65,73%).
Tuy nhiên, nhóm gạo chủ lực của Việt Nam tại thị trường Singapore là gạo tẻ trắng chỉ tăng nhẹ 0,24%, đạt kim ngạch 64,67 triệu SGD. Ngoài ra, nhóm gạo lứt thường cũng sụt giảm so với cùng kỳ năm trước (kim ngạch 322.000 SGD, giảm 34,29%).
Hiện Việt Nam là quốc gia chiếm thị phần lớn nhất đối với 3 nhóm gạo là: gạo tẻ trắng (chiếm 42,23%); gạo thơm xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 65,73%) và gạo nếp (77,02%).
Ấn Độ là quốc gia chiếm lĩnh tuyệt đối thị trường đối với Gạo đồ (chiếm 99,48%) và Gạo basmati xay xát hoặc tróc vỏ (chiếm 97,17%).
Thái Lan là nước chiếm thị phần lớn nhất đối với các nhóm Gạo lứt homali (94,86%), gạo trắng homali (97,35%), gạo vỡ (58,21%). Với nhóm Gạo lứt thường, Nhật Bản chiếm thị phần lớn nhất (75,82%).
Cơ quan Thương vụ cho biết, thị trường gạo của Singapore có nhu cầu ổn định từ mức 300 đến 400 triệu SGD mỗi năm. Thái Lan, Ấn Độ và Nhật Bản đang là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trên thị trường gạo Singapore.
Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, dù xuất khẩu gạo top 3 vào Singapore, nhưng việc quảng bá và giới thiệu mặt hàng gạo của Việt Nam tại thị trường này còn khá ít. Trong khi đó, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ rất quan tâm đầu tư quảng bá hình ảnh sản phẩm và có thỏa thuận với các đơn vị nhập khẩu, phân phối về việc giữ tên, thương hiệu hàng hóa.
Điều này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam cần phải cố gắng nhiều hơn nữa tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm gạo.
"Thị trường gạo Singapore có sự điều hành khá sát sao của Chính phủ Singapore, thể hiện ở việc Chính phủ Singapore xét duyệt và cấp phép nhập khẩu cũng như trực tiếp thanh, kiểm tra chất lượng gạo trước khi đưa ra thị trường", ông Thắng nhấn mạnh.