Dòng vốn ĐTNN có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi và phát triển, bởi dòng vốn này có thể hỗ trợ tiết kiệm cá nhân, giúp các nền kinh tế tăng tỷ lệ tích tụ vốn và phát triển, nhất là đối với các nước nghèo có tỷ lệ vốn tính theo bình quân đầu người lao động thấp. Chính vì vậy, chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta từ khi đổi mới đến nay đã rất chú trọng việc tận dụng nguồn vốn nước ngoài. Nhiều cơ chế, chính sách được ban hành nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp; các loại hình doanh nghiệp được đa dạng nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn ĐTNN để thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Việc thu hút nguồn vốn ĐTNN vào Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng kể từ năm 1992 đến nay, chủ yếu dưới hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) và tài trợ ODA; hình thức đầu tư gián tiếp (FII) mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng đã có sự gia tăng kể từ năm 2005. Trong năm 2007, với việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, vị thế của Việt
Xét về nguồn vốn FDI, tính từ năm 1988 đến năm 2007, theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI đầu tư thực hiện tại Việt Nam đạt trên 29 tỷ USD, trong đó khoảng 20 tỷ USD vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, 2 tỷ USD vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và khoảng hơn 7 tỷ USD vào lĩnh vực dịch vụ. Riêng trong năm 2007, số vốn FDI đăng ký lên tới 20,3 tỷ USD, bằng 2/3 số vốn thực hiện trong gần 20 năm qua.
Về vốn FII, trong năm 2005, đầu tư gián tiếp của các nhà ĐTNN thông qua TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhỏ, ngoại trừ nguồn vốn 750 triệu USD đầu tư vào trái phiếu chính phủ mà Việt Nam phát hành tại nước ngoài tháng 11/2005. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, báo cáo của các doanh nghiệp và ước tính của Ngân hàng Nhà nước thì nguồn vốn FII vào Việt Nam được phản ánh trên cán cân thanh toán có xu hướng ngày càng gia tăng (xem bảng 1).
Sự gia tăng của dòng vốn ĐTNN đã phản ánh môi trường đầu tư tại Việt
Vốn ĐTNN về cơ bản đã có đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của Việt
Trong bối cảnh nền kinh tế thiếu vốn, sự gia tăng nguồn vốn ĐTNN đã góp phần bù đắp một phần thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán tổng thể đã tăng mức bội thu từ 2,1 tỷ USD năm 2005 lên hơn 10 tỷ USD năm 2007, qua đó góp phần tạo sự ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thực tế cũng cho thấy, lợi ích thu được của các nhà ĐTNN tại thị trường Việt
Những số liệu trên cho thấy phần nào bức tranh về lợi ích mang lại của dòng vốn ĐTNN đối với nền kinh tế, cũng như những lợi ích của nhà ĐTNN thu được từ Việt Nam, nhất là trong 2 năm gần đây, khi dòng vốn FII gia tăng gắn liền với những lợi ích ngày càng tăng của các nhà ĐTNN. Qua đó, Việt