Vì sao hàng hóa Trung Quốc luôn có xu hướng bong bóng?

Những tuần gần đây, giới đầu tư đã đẩy khối lượng giao dịch tại Trung Quốc lên ngưỡng cao kỷ lục, đặt cược vào mọi thứ từ thanh cốt thép đến trứng.

Lượng thép giao dịch một ngày của Trung Quốc trong tháng 4 đủ để xây dựng 178.082 tòa tháp Eiffel và lượng bông giao dịch đủ để sản xuất quần jeans cho tất cả dân số thế giới.

Những thị trường hàng hóa này không hoàn toàn vận động theo đúng nghĩa vì người Trung Quốc là chuyên gia "đánh bạc". Các chính sách của chính phủ đã biến Trung Quốc luôn có xu hướng bong bóng tài sản. Ngay cả khi một vài bong bóng được xì hơi một cách cẩn trọng, những bong bóng mới chắc chắn sẽ xuất hiện trừ khi bản thân các chính sách được thay đổi.

Vấn đề là thanh khoản dư thừa (surplus liquidity). Thậm chí các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng thừa nhận rằng đây là nỗ lực nhằm chống đỡ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009. Đến nay, tăng trưởng tín dụng và dòng tiền đã vượt quá những cơ hội đầu tư trong nền kinh tế thực của Trung Quốc - đang gặp khó khăn do tình trạng dư thừa công suất. Và sự bất cân xứng này ngày một tồi tệ hơn: Tổng tài trợ vốn trong toàn xã hội (total social financing – TSF) - phương thức đo lường tín dụng của Trung Quốc - tăng hơn 4 lần so với GDP danh nghĩa trong năm 2015.

Tiền không đứng yên; tính thanh khoản tăng lên được đổ vào bất động sản và tài sản tài chính. Mùa hè năm ngoái, tình trạng này dẫn đến bùng nổ và vỡ bong bóng thị trường chứng khoán Thượng Hải. Giờ đây, dòng thanh khoản này lại đang đẩy tăng giá bất động sản tại các thành phố lớn - giá bất động sản tại Thâm Quyến đã tăng 50% trong năm 2015 - lên cao hơn so với bất kỳ đô thị nào của Mỹ.

Chẳng sớm thì muộn, nếu rủi ro tiếp tục tăng sẽ đến lúc chính phủ Trung Quốc mất khả năng hỗ trợ nhân dân tệ và phải gia hạn thanh toán các khoản nợ.

Tuy nhiên, thay vì kéo giảm tính thanh khoản này, chính phủ Trung Quốc lại tiếp tục mở rộng chiến lược. Hồi tháng 1 năm nay, ngay sau khi đề ra kế hoạch 5 năm tập trung một phần vào việc kiềm chế đà tăng trưởng quá mức của một số ngành như thép và than đá, chính phủ Trung Quốc lại một lần nữa nới lỏng tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng các khoản vay thêm 67% trong tháng 1 và 43% trong quý I/2016. Dòng tiền này nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng GDP. Nhưng dòng tiền này cũng được đổ vào các công ty xác sống cũng như tình trạng đầu cơ trên thị trường hàng hóa và trái phiếu.

Chính phủ Trung Quốc gần đây đã cố gắng kiềm chế tình trạng đầu cơ trên thị trường hàng hóa bằng cách tăng phí và rút ngắn thời gian giao dịch và các biện pháp này dường như đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, cách thức chắc chắn duy nhất để Trung Quốc ngăn chặn bong bóng là thắt chặt tín dụng, làm chậm lại tăng trưởng dòng tiền và cho phép rủi ro trong việc định giá đúng mức tài sản.

Khả năng xảy ra khủng hoảng tài sản tại Trung Quốc giống như đã từng diễn ra tại Nhật Bàn trong những năm 1990 và tại Mỹ năm 2009 hiện vẫn rất thấp, một phần nhờ vào tính thanh khoản nêu trên. Nhưng rủi ro đang tăng lên từng ngày.

Chẳng sớm thì muộn, nếu rủi ro tiếp tục tăng sẽ đến lúc chính phủ Trung Quốc mất khả năng hỗ trợ nhân dân tệ và phải gia hạn thanh toán các khoản nợ.

Theo NCĐT

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục