Vén màn nguyên nhân khiến gã khổng lồ Amazon “tháo chạy” khỏi thị trường Trung Quốc

Vừa qua thông tin về chuyện hãng Amazon rút lui khỏi thị trường Trung Quốc đã khiến báo chí quốc tế tốn không ít giấy mực, liệu Amazon có đang tháo chạy khỏi “mỏ vàng” này? 
Amazon có rút lui khỏi thị trường Trung Quốc? Amazon có rút lui khỏi thị trường Trung Quốc?

Thị phần bị thu hẹp 

Trong ngành thương mại điện tử thế giới, Amazon đã trở thành cái tên không còn xa lạ, khởi đầu từ một công ty bán sách trực tuyến, cho đến nay đã trở thành gã khổng lồ của ngành thương mại điện tử và cũng là hãng công ty công nghệ và internet lớn thứ 2 trên thế giới.

Tuy nhiên vào ngày 18 tháng 4 vừa qua thông tin về việc Amazon rút lui khỏi thị trường Trung Quốc đã khiến báo chí quốc tế tốn không ít giấy mực, liệu Amazon có đang tháo chạy khỏi “mỏ vàng” này?

Vào ngày 18/4 đại diện của Amazon tại Trung Quốc chính thức xác nhận, ngày 18/07/2019 sẽ đóng cửa trang bán hàng điện tử, họ cũng cho biết thêm “Trong những năm qua Amazon Trung Quốc tập trung phát triển mạng lưới bán hàng xuyên quốc gia và nhận được những phản hồi tích cực của người tiêu dùng Trung Quốc, để thay đổi chiến lược, chúng tôi sẽ đóng trang wed bán hàng trực tuyến Amazon.cn”.

Bên cạnh đó với những đối tác, khách hàng thân thiết sẽ hoàn thành việc bàn giao các thủ tục để bảo đảm cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm tốt nhất. Đồng thời những nhà bán chịu ảnh hưởng trong lần thay đổi này hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác với Amazon và hơn nữa là mở rộng ra thị thường toàn cầu.

Bước vào thị trường Trung Quốc từ những năm 2000, tuy nhiên với sự ra đời của Alibaba năm 2004 và một vài trang thương mại điện tử ở Trung Quốc, dường như thị trường của gã khổng lồ dần bị thu hẹp. Trong 15 năm qua, ngành thương mại điện tử Trung Quốc ngày càng trường thành và không ngừng phát triển, một Alibaba từng không đáng để so sánh với Amazon trong quá khứ nay đã trở thành một ông lớn của thị trường thương mại điện tử.

Ngay cả Jingdong hay Sunning cũng đã trở thành những gã có máu mặt trong ngành này. Cụ thể theo số liệu thống kế thị phần bán lẻ B2C trực tuyến của Trung Quốc quý IV năm 2018, Tmall chiếm đến 61,5%, Jingdong là 24,2%, còn Amazon chỉ chiếm chưa đến 1%.

Vậy đâu là lý do khiến gã khổng lồ này bị bỏ xa đến như vậy?

Thật ra sự kiện Amazon cho đóng cửa trang web bán hàng không nằm ngoài dự đoán của nhiều người, bởi trước đó hàng loạt đại gia ngành công nghệ thế giới như Micosoft, Google, Yahoo, Sony, Samsung đã chịu thất bại nặng nề tại Trung Quốc và mỗi người lại có một lý do không giống nhau và Amazon cũng có lý do riếng cho mình.

 Amazon rút lui khỏi Trung Quốc được cho là một động thái khôn ngoan.

Thứ nhất, phương thức quản lý không phù hợp thị trường. Không thể phủ nhận sự thành công của Amazon tại Mỹ, khi đến Trung Quốc hãng này cũng không ngó lơ đến chuyện tinh thần dân tộc của đất nước tỷ dân khi đã chuyển giao diện của Amazon sang phiên bản tiếng Trung nhờ công nghệ chuyển đổi ngôn ngữ, nhưng cũng nên biết thói quen sử dụng của người tiêu dùng Trung Quốc và Mỹ không giống nhau, vì vậy khó tránh khỏi việc người tiêu dùng quay lưng và sử dụng những trang bán hàng trong nước.

Thứ hai, “tiến thoái lưỡng nan” trong chiến lược kinh doanh. Người tiêu dùng Trung Quốc có một thói quen rất là thích của rẻ và tin vào quảng cáo, quả nhiên các trang bán hàng trực tuyến Trung Quốc đã đánh trúng tâm lý của người dân với việc xóa bỏ phương thức kinh doanh đại lý truyền thống như trước đây để đem đến cho khách hàng một mức giả rẻ thậm chí là siêu rẻ.

Amazon Trung Quốc vẫn giữ nguyên chiến lược không marketing như ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên thị trường Trung Quốc không ngừng mở rộng vì vậy yêu cầu phải có đầu tư về quảng cáo để chạy đua, nên hiển nhiên với chiến lược đó thì việc Amazon Trung Quốc thua đậm là điều dễ hiểu.

Thứ ba, việc quản lý từ xa dẫn đến nhiều bất cập. Thương trường như chiến trường, và nhiều năm trở lại đây Amazon phải đối đầu với một cuộc đua khốc liệt với những doanh nghiệp Trung Quốc, việc đánh giá thấp những đối thủ này cũng là một sai lầm lớn của Amazon. Hơn nữa việc chỉ là một chi nhánh nên những tin tức thị trường tại Trung Quốc phải được gửi đến công ty mẹ ở Mỹ rồi qua khâu xử lý xét duyệt rườm rà, việc đưa ra các chiến lược cạnh tranh sẽ chậm trể.

Cuối cùng, nhìn nhận trên phương diện tầm nhìn, thì cả Bezos và Jack Ma đều là những thiên tài kinh doanh, nhưng vấn đề lớn nhất đó là Jack Ma là người Trung Quốc nên ông am hiểu thị trường và nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, hơn nữa việc đưa ra chiến lược kinh doanh rất nhanh chóng. Trong cuộc đua nay gần như Jack Ma và những đại gia khác đã nắm phần thắng.

Có thể đánh giá Amazon rút lui khỏi Trung Quốc là một động thái khôn ngoan, và đây được xem là một bài học tiếp theo cho các doanh nghiệp nước ngoài nếu muốn đặt chân vào thị trường lớn nhất thế giới.


Theo Dantri

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục