Vẽ lại bức tranh kinh tế năm 2013

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến vào Báo cáo Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Báo cáo này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7 vào ngày 20/5 tới đây.
Vẽ lại bức tranh kinh tế năm 2013

Theo Báo cáo vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, năm 2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 18,5%; huy động vốn tăng 19,78%; dư nợ tín dụng tăng 12,5% (trong đó dư nợ tín dụng tăng 18,57%, dư nợ bằng ngoại tệ giảm 15,04%.

“Năm 2013 đã cơ bản chặn đưôïc ñaø suy giaûm taêng tröôûng kinh teá töø naêm 2010. Vôùi toác ñoä taêng tröôûng GDP naêm 2013 đñaït 5,42%, neàn kinh teá coù quy moâ khoaûng 170,4 tyû USD vaø thu nhaäp bình quân đầu người đạt khoảng 1.900 USD”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đào Quang Thu cho biết.

Theo ông Thu, tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng tăng cao hơn dự kiến, cùng với tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao (xem bảng), giải ngân vốn ODA và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh, xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao là những nhân tố cơ bản thúc đẩy cả khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2012. Cụ thể, khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng 6,57%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,44%; giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3% (năm 2012, cả 3 lĩnh vực này tăng tương ứng là 5,9%; 5,8% và 2,81%).

Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận xét, bức tranh kinh tế năm 2013 được vẽ lại “lạc quan hơn nhiều so với nhận định của xã hội”. Thừa nhận kinh tế năm 2013 có “chút khởi sắc”, nhưng ông Hùng cho rằng, sự khởi sắc chưa thực sự bền vững, khi mà lực lượng doanh nghiệp (DN) - xương sống của nền kinh tế - vẫn còn ốm yếu, có tới 60.737 DN gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động, tăng 12% so với năm 2012.

“Tình hình sản xuất - kinh doanh của DN năm 2013 và đến thời điểm này, vẫn còn  rất khó khăn. Vì vậy, có thể nói, tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta vẫn chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công. Thử hỏi, nếu không có khoản đầu tư công tăng rất mạnh trong 3 tháng cuối năm, thì liệu năm 2013, chúng ta có đạt tốc độ tăng trưởng GDP 5,42% không?”, ông Hùng băn khoăn.

“Nền kinh tế nước ta chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động xuất - nhập khẩu. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 132,135 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012 và cao hơn so với con số đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội vào cuối năm 2013 (14,4%) là điều đáng ghi nhận, nhưng không thể tự hào vì hoạt động xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào khu vực DN FDI. Nếu những DN này giảm sản lượng hoặc rút khỏi thị trường Việt Nam thì hoạt động xuất khẩu bị ảnh hưởng ngay lập tức”, ông Hùng lo ngại.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng lo ngại rằng, khu vực DN FDI không chỉ áp đảo về kim ngạch xuất khẩu, mà còn áp đảo cả kim ngạch nhập khẩu. Khu vực này không chỉ nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị, máy móc… để sản xuất hàng xuất khẩu, mà còn nhập khẩu cả những vật dụng thông thường trong nước đã sản xuất được để phục vụ cho nhà máy của họ. “Nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung ở Thái Nguyên thậm chí còn nhập khẩu toàn bộ thiết bị gia dụng phục vụ nấu bữa ăn giữa ca cho công nhân. Nếu chúng ta không có chính sách khuyến khích DN FDI sử dụng hàng hóa trong nước đã sản xuất được thì Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ của thế giới”, ông Phúc nói.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng nông nghiệp năm 2013 được đánh giá là khởi sắc, nhưng ông Lê Nam, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa vẫn hết sức lo lắng trước thực trạng nông dân bỏ ruộng diễn ra khắp nơi và ngày càng phổ biến. “Có tới 7 nguyên nhân khiến nông dân “chán ruộng”. Trong đó có việc sản xuất nông nghiệp không có lãi; nông nghiệp chịu quá nhiều thua thiệt, cả đầu ra, đầu vào lẫn khâu trung gian…”, ông Nam phân tích.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, ông Nguyễn Thế Tuy thông báo, ngay ở Lạng Sơn vốn không nhiều ruộng đất trồng trọt, nông dân cũng bỏ ruộng để đi làm thuê và mong muốn Quốc hội, Chính phủ phải có giải pháp mạnh trong tái cơ cấu nông nghiệp, với mục tiêu đặt ra là nâng cao hiệu quả sản xuất, làm ruộng phải có lợi nhuận ít nhất bằng với việc đi làm thuê, thì người nông dân mới gắn bó với ruộng vườn, nông nghiệp (cùng với công nghiệp và dịch vụ) mới có thể trở thành 3 trụ đỡ của nền kinh tế.

Hàn Tín
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục