Câu hỏi:
Tôi xin hỏi, thông thường đối tượng nào có thể được ngân hàng xem xét cho vay tiêu dùng?
Lãi suất vay tiêu dùng là bao nhiêu?
Xin cho biết, phương thức trả nợ vay tiêu dùng nào được các TCTD áp dụng?
Thông thường, thủ tục vay tiêu dùng online gồm những gì?
Khi khách hàng có nhu cầu kéo dài kỳ hạn vay tiêu dùng, khách hàng và ngân hàng cần giải quyết gì?
Khi có nhu cầu vay các sản phẩm tài chính tiêu dùng thì khách hàng có thể đến đâu để vay?
Trả lời:
Thông thường đối tượng có thể được ngân hàng xem xét cho vay tiêu dùng là người Việt Nam, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại tỉnh/thành phố nơi có ngân hàng vay vốn, có thu nhập thường xuyên tối thiểu theo quy định của ngân hàng.
Lãi suất do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật.
Các phương thức trả nợ vay tiêu dùng được các TCTD áp dụng là trả nợ gốc và lãi trong cùng một kỳ hạn; trả nợ lãi hàng tháng, trả nợ gốc hàng quý; trả nợ lãi hàng tháng, trả nợ gốc cuối kỳ.
Thông thường, thủ tục vay tiêu dùng online gồm hồ sơ chứng minh nhân thân (CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân…); Hồ sơ chứng minh nơi cư trú (Hộ khẩu/Bằng lái xe…); Hồ sơ chứng minh thu nhập (Quyết định/Sao kê lương/Xác nhận lương/bảng lương…).
Khi khách hàng có nhu cầu kéo dài kỳ hạn vay tiêu dùng, khách hàng và ngân hàng cần trước hoặc trong 10 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ theo thoả thuận nếu Khách hàng gặp khó khăn tạm thời dẫn đến không có khả năng trả nợ đúng hạn, khách hàng có thể gửi văn bản đề nghị ngân hàng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Ngân hàng trên cơ sở đề nghị của khách hàng, xem xét khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của Khách hàng để xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho Khách hàng; Thỏa thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản có chữ ký của người có thẩm quyền của các bên.
Khi khách hàng vay các sản phẩm tài chính tiêu dùng thì có thể đến các NHTM, công ty tài chính được phép cho vay theo quy định của pháp luật.