VCB đối diện nguy cơ nhà đầu tư bỏ cọc

(ĐTCK-online) Hạn nộp tiền đến gần và sức ép giá của Vietcombank (VCB) giao dịch trên thị trường không chính thức đang tạo ra nguy cơ bỏ cọc hàng loạt đối với cổ phần ngân hàng này, góp phần làm mai một niềm tin vào TTCK Việt Nam.
Hiện giá giao dịch của VCB trên thị trường không tập trung  đang ở mức 104.000 - 106.000 đồng/CP. Hiện giá giao dịch của VCB trên thị trường không tập trung đang ở mức 104.000 - 106.000 đồng/CP.

Theo ghi nhận của ĐTCK, hiện giá giao dịch của VCB trên thị trường không tập trung  đang ở mức 104.000 - 106.000 đồng/CP. Đây là mức giá thấp khiến nhiều NĐT đã tính  tới phương thức “lướt sóng” cổ phiếu này để hưởng lợi. Anh Hùng - một NĐT ở sàn Haseco cho biết, sau khi liên hệ được với một nguồn cung với giá khá hời trên mạng, anh đã quyết định bỏ phần tiền đặt cọc đấu giá 10.000 CP VCB bởi điều này làm lợi cho anh tới 30 triệu đồng. “Mức giá tôi đặt ở cuộc đấu giá VCB là 120.000 đồng/CP. Nếu bỏ cọc thì tôi mất 120 triệu đồng. Tuy nhiên, khi mua lại ở mức giá 105.000 đồng/CP thì tôi chỉ còn mất 90 triệu đồng” - anh Hùng giải thích.

Cách tính toán này hiện đang khá phổ biến trong giới đầu tư chứng khoán và được coi là giải pháp hợp thời cho những người đã đặt mua VCB ở mức giá từ 118.000 đồng/CP trở lên. Đáng nói là, việc “lướt sóng” cổ phần VCB trở thành phong trào đã kích thích một lượng cung cổ phần VCB khá lớn và góp phần kéo giá VCB ngày càng xuống thấp hơn. Chỉ so sánh với mức giá được giao dịch tính từ thời điểm VCB công bố kết quả đấu giá đến nay, giá CP của đơn vị này đã giảm khoảng 5% (từ mức 110.000 - 111.000 đồng/CP xuống còn 104.000 - 105.000 đồng/CP).

Theo tính toán của các chuyên viên tư vấn, với mức giá đấu bình quân của VCB khoảng 107.000 đồng/CP và mức giá đặt mua cao nhất gần 170.000 đồng/CP thì khối lượng cổ phần được đặt giá ở mức 120.000 đồng trở lên sẽ chiếm từ 1/5 - 1/4 khối lượng cổ phần bán ra. Như vậy, nguy cơ là sẽ có hàng  triệu cổ phần được “lướt sóng” ở thời điểm trước khi hết hạn nộp tiền mua VCB.

Nhìn nhận tâm lý của NĐT có thể thấy, sự chán nản đã phát sinh trong các đợt điều chỉnh giảm khá dài ngày của thị trường niêm yết năm ngoái. Việc đấu giá thành công của VCB - một DNNN hàng đầu - đã được kỳ vọng là cơ sở để đặt niềm tin vào sự bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng của thị trường. Chính vì thế, nguy cơ “bỏ cọc” VCB hàng loạt không chỉ tác động đến sự thành công của cuộc đấu giá ngân hàng này mà còn tác động tiêu cực đến thị trường nói chung.

Hiện sức chịu đựng của NĐT đã đến giới hạn bởi sự suy giảm mạnh ở thị trường niêm yết. Động thái bán cổ phiếu ra để cắt lỗ và chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác như vàng, bất động sản… đã xuất hiện cũng trở thành yếu tố tác động tương hỗ cùng với sự mất lòng tin lên toàn thị trường. Với sự biến động khó lường trước và sau đợt IPO VCB, có người đã ví von, kết quả đấu giá thành công ngân hàng này như một thứ “bùa mê” đối với thị trường OTC nói riêng và TTCK nói chung. Làm cách nào để “giải bùa” không chỉ là câu hỏi đối với NĐT mà còn là bài toán khó giải đối cơ quan quản lý bởi nguyên nhân lớn nhất khiến TTCK điều chỉnh giảm trong thời gian vừa qua là do NĐT không hấp thụ hết số lượng cổ phần và cổ phiếu mới. Đồng thời, nếu hạn chế cung để tìm sự cân đối với sức cầu thì lộ trình cổ phần hoá DNNN đã được đặt ra trong kế hoạch của Chính phủ sẽ khó có thể hoàn tất. 

Tuấn Dũng
Tuấn Dũng

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,244.7 0.0 0.0% 162,835 tỷ
HNX 235.68 0.0 0.0% 1,903 tỷ
UPCOM 91.72 0.02 0.02% 825 tỷ