VBF cuối kỳ 2019, phát triển bền vững là tâm điểm

(ĐTCK) Như thường lệ, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tiếp tục là cầu nối truyền tải những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam tới Chính phủ. Bên cạnh những ý kiến phản ánh vướng mắc về chính sách thuế, hay thủ tục hành chính, lại có nhiều kiến nghị liên quan tới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực hay phát triển điện năng lượng mặt trời…
VBF cuối kỳ 2019, phát triển bền vững là tâm điểm

"Hướng dẫn về xử lý thuế với một số trường hợp vi phạm pháp luật chuyên ngành"

Nhóm công tác Thuế và Hải quan

Có nhiều doanh nghiệp vì một số lý do đã không tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành, cơ quan thuế đã căn cứ vào đó để loại khỏi chi phí tính thuế của doanh nghiệp đối với các chi phí liên quan.

Chẳng hạn, đối với vấn đề làm thêm giờ, Bộ luật Lao động quy định số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm, với trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm không quá 300 giờ/năm.

Nhiều doanh nghiệp, do yêu cầu đột xuất của công việc và như thỏa thuận với người lao động, đã sử dụng lao động trên mức 300 giờ làm thêm trong năm và đã chi trả cho người lao động số giờ làm thêm tương ứng.

Đối với giấy phép lao động, vì lý do khách quan hoặc thiếu thông tin, doanh nghiệp xin cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài chậm hơn so với thời hạn quy định.

Trong thời gian chưa được cấp giấy phép lao động này, doanh nghiệp vẫn trả cho người lao động các khoản tiền công, tiền lương, bảo hiểm… liên quan.

Hay với quy định chương trình khuyến mại cần được đăng ký với Sở Công thương (tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ) vì một số lý do, doanh nghiệp không đăng ký hay đăng ký chương trình chậm hơn so với thời hạn quy định.

Theo chúng tôi, việc loại chi phí được trừ do vi phạm pháp luật chuyên ngành như trên là không hợp lý và không phù hợp với đạo lý và tinh thần của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp vì: Thứ nhất, với việc vi phạm quy định pháp luật chuyên ngành, doanh nghiệp đã phải chịu phạt theo chế tài quy định đối với lĩnh vực chuyên ngành đó.

Thứ hai, theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 6, Thông tư 78.

Theo đó, nếu các khoản chi trên đáp ứng các điều kiện được quy định bởi pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần được ghi nhận là chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Để đảm bảo việc áp dụng thống nhất và phù hợp với quy định của pháp luật theo từng lĩnh vực, chúng tôi đề nghị Bộ Tài chính xem xét và đưa ra hướng dẫn chung về xử lý về mặt thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi trong các trường hợp doanh nghiệp vi phạm pháp luật chuyên ngành như trên.

"Mong muốn Chính phủ tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp nước ngoài"

Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc

Một trong số hội viên của chúng tôi đang điều hành hai doanh nghiệp tại Việt Nam là Công ty TNHH Vina Pioneer Industrial và Công ty TNHH Pioneer Plastic Industrial tại Khu công nghiệp Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên cho biết, với mục đích phát triển và mở rộng kinh doanh, chúng tôi đã tiến hành đăng ký vay vốn nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, đơn của chúng tôi đã bị từ chối vì cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (người nước ngoài lưu trú hơn 183 ngày tại Việt Nam) phải tuân thủ khoản 1, Điều 11 của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nêu rõ rằng thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký khoản vay (sau đây gọi là thỏa thuận vay nước ngoài) là các thỏa thuận có hiệu lực rút vốn được ký kết giữa bên đi vay và bên cho vay là người không cư trú làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của bên đi vay hoặc các công cụ nợ do người cư trú phát hành cho người không cư trú.

Xem xét khoản 1, Điều 11 của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN, chúng tôi cho rằng, quy định này không có ý nghĩa gì cả và việc đăng ký vay nước ngoài là hoàn toàn khả thi và được phép bất kể cá nhân cư trú hay không cư trú.

Ngoài ra, chủ sở hữu của chúng tôi là người nước ngoài và nhà đầu tư có tài sản ở nước ngoài, sau đó cho vay bằng USD là hoàn toàn hợp lý.

Hơn nữa, rõ ràng là các doanh nghiệp hoặc/và các chi nhánh tại Việt Nam có trụ sở tại Hàn Quốc có quyền vay các khoản vay từ công ty mẹ của họ. Vì vậy, chúng tôi đang tự hỏi chính sách này cũng nên được áp dụng cho cá nhân nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thừa nhận về những khó khăn và thách thức mà các nhà đầu tư tư nhân nói chung gặp phải khi đăng ký hợp đồng vay, chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam cân nhắc để thay đổi thay đổi chính sách nhằm thúc đẩy và kích thích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và đảm bảo công bằng trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, để các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam ổn định, sự cung cấp vốn từ các ngân hàng của Hàn Quốc là rất cần thiết.

Vì doanh nghiệp mới đầu tư chưa có kết quả kinh doanh nên phải sử dụng khoản vay bằng tín dụng hoặc tài sản của công ty mẹ và muốn nhận thông tin địa phương và tư vấn tài chính từ các ngân hàng của Hàn Quốc.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các chính sách hỗ trợ khác nhau được cung cấp bởi các tổ chức tài chính chính sách của Hàn Quốc (quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ bảo lãnh công nghệ…) thông qua các ngân hàng của Hàn Quốc. 71,5% các khoản đầu tư từ các doanh nghiệp Hàn Quốc được thực hiện bởi các công ty công nghệ và sản xuất và họ chủ yếu đầu tư vào các khu công nghiệp địa phương, vì vậy, chúng tôi rất mong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hỗ trợ để các ngân hàng của Hàn Quốc mở chi nhánh và thành lập pháp nhân tại khu vực này.

"Cần khai thác tốt nguồn lao động có kỹ năng cao"

Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản

Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt kỹ sư do sự thâm nhập của các công ty nước ngoài và số lượng ngày càng tăng của các công ty trong lĩnh vực sản xuất.

Có rất nhiều người Việt Nam hiện đang làm việc với vai trò thực tập sinh kỹ thuật hoặc chuyên viên kỹ thuật cao tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, đã có những trường hợp trong đó người lao động bị buộc phải làm trong môi trường làm việc nghèo nàn.

Một trong những lý do là sự tồn tại của các công ty xuất khẩu lao động có dụng ý xấu.

VBF cuối kỳ 2019, phát triển bền vững là tâm điểm    ảnh 1

Chính phủ Việt Nam cần xác định nghiêm ngặt các công ty xuất khẩu lao động bất hợp pháp này để đảm bảo khả năng dịch chuyển lao động hiệu quả và bảo đảm an toàn cho hệ thống làm việc ở nước ngoài.

Điều quan trọng là cải thiện môi trường làm việc cho những người đã có được các kỹ năng ở nước ngoài để có thể áp dụng hiệu quả kinh nghiệm này sau khi trở về nước.

Hiện nay, có những trường hợp mà không có doanh nghiệp hay tổ chức nào tại Việt Nam sử dụng các kỹ năng mà các thực tập sinh kỹ thuật và các chuyên viên kỹ thuật cao đã thu thập được ở nước ngoài sau khi họ hoàn thành thời gian đào tạo và làm việc tại Nhật Bản và trở về nước.

Chúng tôi mong rằng có thể tận dụng các kỹ năng của thực tập sinh tại Nhật Bản, chẳng hạn như các công ty hỗ trợ tiếp nhận thực tập sinh tại Nhật Bản có thể thành lập một cơ sở tại Việt Nam, và đảm bảo cơ hội truyền đạt các kỹ năng quý giá này cho các kỹ sư Việt Nam khác.

"Cơ quan quản lý phải đưa ra hệ sinh thái tiến bộ cho giáo dục 4.0"

Nhóm công tác Nguồn Nhân lực và giáo dục - đào tạo

Các tổ chức giáo dục đại học nên tập trung vào người học, với sự hỗ trợ của công nghệ, hướng dẫn trực tiếp, và nội dung liên quan tới ngành công nghiệp để đáp ứng nhu cầu học cá nhân của người học.

Các tổ chức giáo dục đại học phải đưa ra quyết định quan trọng để: Nắm bắt cơ hội mới và thành công hoặc đưa ra lựa chọn sai lầm và thất bại?

Tập trung vào xây dựng trải nghiệm sinh viên mới mẻ qua những cấu trúc chương trình linh động cho phép học tập suốt đời và đem đến cho người học những tùy chọn đầu vào và đầu ra. Các chương trình này có thể đem đến cho người học những kế hoạch và cơ hội có thể dự đoán để học mang tính hợp tác.

Nâng cao kỹ năng của giáo viên tại tất cả cấp độ trong hệ thống giáo dục nhà nước bằng cách giúp giáo viên phát triển chuyên môn liên tục theo tiêu chuẩn quốc tế và đào tạo giáo viên trong thực tiễn giáo dục hiện đại.

Để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này hơn nữa, các tổ chức giáo dục công tại địa phương cần được khuyến khích hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế tư nhân trong đào tạo giáo viên giảng dạy ở hệ thống trường học công lập.

Giải quyết các thách thức về việc làm bằng cách đưa ra các kỹ năng hành nghề cần thiết và tích hợp với ngành công nghiệp để tiếp cận với sinh viên tốt hơn qua chính trải nghiệm tại trường đại học của sinh viên.

Các cơ sở giáo dục đại học nên hợp tác nhiều hơn với lĩnh vực tư để tìm ra khóa đào tạo lại cho sinh viên do các công ty thực hiện, sau đó hợp nhất vào các khóa học của sinh viên để sinh viên tự chuẩn bị trước khi tham gia vào lực lượng lao động.

Các cơ quan quản lý cần đánh giá cao việc học trực tuyến như một phương tiện học tập khả thi.

Các cơ quan quản lý phải đưa ra hệ sinh thái tiến bộ cho giáo dục 4.0 và hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học trong phát triển khung quản lý giải quyết các vấn đề về kiểm soát và kiểm định chất lượng và bảo mật thông tin.

Nên khuyến khích tự học trực tuyến càng thường xuyên càng tốt bằng cách giải thích giá trị thực của tự học trực tuyến đến sự nghiệp  

Giải quyết các thách thức về việc làm bằng cách đưa ra các kỹ năng hành nghề cần thiết và tích hợp với ngành công nghiệp để tiếp cận với sinh viên tốt hơn qua chính trải nghiệm tại trường đại học của sinh viên.

Các cơ sở giáo dục đại học nên hợp tác nhiều hơn với lĩnh vực tư để tìm ra khóa đào tạo lại cho sinh viên do các công ty thực hiện, sau đó hợp nhất vào các khóa học của sinh viên để sinh viên tự chuẩn bị trước khi tham gia vào lực lượng lao động.

"Thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng"

Nhóm công tác Điện và năng lượng

Xây dựng Hợp đồng mua bán điện (PPA) với các dự án sản xuất điện gió, điện mặt trời và điện khí có khả năng được cấp vốn quốc tế bằng cách thiết lập trước biểu giá bán điện FIT và tháo gỡ các quy định chưa hợp lý.

Chúng tôi kêu gọi minh bạch hoá các thay đổi về biểu giá FIT và khuyến khích thảo luận về cách điều chỉnh quá trình duyệt quy hoạch tổng thể.

Những nỗ lực này sẽ giúp giảm bớt rủi ro cho nhà đầu tư và khả năng giảm giá bán FIT khi các dự án phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo trở nên đơn giản và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cũng như khi cơ chế đấu giá ngược được hoàn thiện.

Xây dựng Hợp đồng mua bán điện (PPA) với các dự án sản xuất điện gió, điện mặt trời và điện khí có khả năng được cấp vốn quốc tế bằng cách thiết lập trước biểu giá bán điện FIT và tháo gỡ các quy định chưa hợp lý.

Chúng tôi kêu gọi minh bạch hoá các thay đổi về biểu giá FIT và khuyến khích thảo luận về cách điều chỉnh quá trình duyệt quy hoạch tổng thể.

Cuối cùng, những nỗ lực này sẽ giúp giảm bớt rủi ro cho nhà đầu tư và khả năng giảm giá bán FIT khi các dự án phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo trở nên đơn giản và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cũng như khi cơ chế đấu giá ngược được hoàn thiện.

Công bố Lộ trình áp dụng biểu giá bán lẻ điện ở Việt Nam đến năm 2025, tập trung vào các đối tượng thương mại và công nghiệp.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tiến hành một chiến dịch tuyên truyền nhằm giáo dục cho các bên có liên quan về nhu cầu và lợi ích của việc sử dụng năng lượng hiệu quả.

Mức sử dụng năng lượng bình quân đầu người của Việt Nam thuộc hàng cao nhất trong khu vực - trong giai đoạn 2009 - 2013, cao hơn mọi quốc gia trong khu vực, đặc biệt cao hơn các quốc gia có mức GDP bình quân đầu người tương đương.

Nâng cao ý thức cộng đồng, hiện đại hóa quy định về sử dụng năng lượng hiệu quả và tăng cường thực thi là những việc cần thực hiện trong thời gian tới.

Hồng Dung

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục