Văn phòng cho thuê Hà Nội năm 2019 có gì đáng chú ý?

(ĐTCK) Thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội trong 3 tháng đầu năm 2019 đang chứng kiến xu hướng mới sau khi khu vực trung tâm đã gần như cạn kiệt nguồn cung cùng với những bất cập về tiện ích và giá cả.
Tòa nhà Leadvisors Tower, 36 Phạm Văn Đồng dự kiến khai trương trong Quý 3, 2019

Đó chính là sự dịch chuyển ra các khu vực vùng lân cận trung tâm, các khu vực trung tâm kinh tế mới, trong đó các tòa nhà ở phía Tây thành phố được các doanh nghiệp đi thuê ưu tiên số 1 trong lựa chọn của mình.

Giá thuê tăng, công suất giảm

Theo báo cáo khảo sát thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội trong quý 1/2019 do Savills Việt Nam công bố ngày 03/04/2019, thị trường văn phòng Hà Nội, đặc biệt là khu vực trung tâm đang phải đối mặt với việc ngày càng khan hiếm nguồn cung.

Toàn thành phố trong 3 tháng qua chỉ có 01 dự án hạng A mới và 3 dự án hạng B mới được đưa vào khai thác, bổ sung thêm cho nguồn cung khoảng 81.000 m², nâng tổng nguồn cung toàn thành phố ước đạt 1,8 triệu m2, tăng 4% so với quý trước. 

Điều đáng nói, với dự án hạng A nói trên được đưa vào hoạt động thì Khu vực trung tâm chào đón dự án Hạng A đầu tiên sau năm năm. Hiện tại không có diện tích trống lớn trên cùng mặt sàn trong các tòa nhà Hạng A tại khu vực phía Tây và Trung tâm ngoại trừ dự án mới Thaisquare. 

Đáng chú ý, trong khi giá thuê trung bình trong quý 1 đạt khoảng 20 USD/m2/tháng, tăng nhẹ 2% theo quý và tăng khoảng 5% theo năm, thì công suất thuê lại có dấu hiệu giảm nhẹ khoảng 2% theo quý và 1% theo năm, đạt 92%.

Dự báo nhu cầu thuê văn phòng trong thời gian tới vẫn ở mức cao khi Hà Nội có 6.339 doanh nghiệp đăng ký mới, tăng hơn 16% so với năm trước sẽ là một nguồn cầu đầy tiềm năng cho thị trường văn phòng trong thời gian tới.

Xu hướng dịch chuyển nguồn cầu

Theo khảo sát của Savills, đến năm 2020, thị trường dự kiến sẽ đón nhận thêm khoảng 392.000 m². Trong đó khách thuê đang có xu hướng di chuyển từ khu vực Trung tâm cũ (Hoàn Kiếm) đến các khu vực kinh tế mới – Nội thành và phía Tây. 

Các yếu tố thúc đẩy nguồn cầu bao gồm cơ sở hạ tầng cải thiện (các tuyến đường sắt trên cao), sự gia tăng của những dự án thương mại và nhà ở, hay những diện tích thuê lớn với mức giá hợp lý. Nhu cầu đối với văn phòng làm việc có thể tăng tại các quận Thanh Xuân, Long Biên, Hà Đông và Tây Hồ vì nguồn lao động lớn tại các khu vực này.

Theo khảo sát của một số đơn vị tư vấn, môi giới bất động sản, nguồn cung văn phòng có chất lượng cao, đầy đủ các tiện ích ở khu vực phía Tây Hà Nội hiện cũng không phải quá dư giả. Số lượng văn phòng thấp cấp, tương ứng với hạng B và hạng C lại khá dồi dào, song không phải dễ cho thuê được.

Đơn cử như trên trục đường Phạm Văn Đồng, đoạn từ phía Nam chân cầu Thăng Long đến cầu vượt Mai Dịch, hầu như không có văn phòng hạng A mới nào được tung ra, duy chỉ có tòa nhà Leadvisors Tower nằm tại số 36, đường Phạm Văn Đồng được giới đầu tư đánh giá là một trong số ít ỏi dự án văn phòng hạng A nằm trên trục đường này.

Theo đại diện chủ đầu tư, Leadvisors Tower là một dự án văn phòng cho thuê đạt tiêu chuẩn quốc tế, mang phong cách và đẳng cấp Nhật Bản. Tòa nhà dự kiến chính thức đi vào cho hoạt động từ Quý 3/2019, song đến thời điểm này đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đặt thuê làm văn phòng, cơ sở kinh doanh.

“Chúng tôi rất muốn có được một không gian làm việc rộng rãi, thoáng mát và đẳng cấp ở khu vực phía Tây Hà Nội nhưng để tìm được không dễ. Tòa nhà Leadvisors Tower có thể là một lựa chọn. Tôi nghĩ, chỉ trong một thời gian ngắn nữa thôi, nguồn cung văn phòng cho thuê hạng A tại phía Tây Hà Nội cũng sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm, cháy hàng”, chị Mai Anh, giám đốc một doanh nghiệp chia sẻ.

Ánh Hồng

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục