Xin ông chia sẻ quan điểm của mình về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân?
Đề cập đến văn hóa doanh nhân, tôi không phải học giả nên không thể và không nên đưa ra định nghĩa văn hóa doanh nhân là gì. Nhưng theo tôi, người làm kinh doanh cần có ứng xử phù hợp, như trong các giao kết, giao dịch với đối tác, khách hàng thì phải có sự chặt chẽ và tuân thủ pháp luật; trong quản lý, phải luôn luôn xác lập và tôn trọng các quy chuẩn nội bộ, hệ thống thể chế, quản lý công ty phải minh bạch, hệ thống kiểm soát nội bộ phải tốt.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tranh chấp ngày càng nhiều, việc giữ đúng cam kết là không đơn giản. Phải chăng câu chuyện văn hóa doanh nghiệp đang được xếp sau bài toán doanh thu, lợi nhuận?
Trước tình trạng gia tăng tranh chấp hợp đồng kinh tế, nhiều người thường phàn nàn rằng, dường như việc kinh doanh hiện nay phức tạp hơn trước đây, chữ tín ngày càng khó kiếm hơn, cùng cách thức giao dịch mà trước thì suôn sẻ còn giờ lại dẫn đến rủi ro, tranh chấp, mất mát. Nhưng thực tế, mỗi thời gian, không gian đều có biến chuyển trong kinh tế, trong giao dịch và yếu tố hội nhập, yếu tố mới trong nền kinh tế sẽ làm thay đổi hình dạng, cấu trúc nền kinh tế. Doanh nghiệp phải thấy được rằng, điều kiện, hoàn cảnh luôn luôn thay đổi, phải hiểu được sự thay đổi đó để có sự điều chỉnh chính sách, phương pháp, cung cách kinh doanh cho phù hợp.
Theo ông, trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa của mỗi doanh nghiệp, yếu tố nào đóng vai trò quyết định: môi trường kinh doanh hay quyết tâm và ý tưởng của chủ doanh nghiệp?
Do nền kinh tế Việt
Ở trong nước, có nhiều yếu tố như chính sách, hành lang pháp luật, nỗ lực tái cấu trúc... có ảnh hưởng đến doanh nghiệp, mà trong đó, hạt nhân là vẫn là tái cấu trúc. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, mọi thứ luôn biến động và là điều doanh nghiệp phải chấp nhận. Khi chưa thể cải tạo được môi trường thì phải thay đổi chính mình. Đây là điều cần nhấn mạnh bởi doanh nghiệp Việt
Trong văn hóa doanh nghiệp, nhân tố quan trọng nhất là gì, theo ông?
Quan trọng nhất là văn hóa tuân thủ. Về nguyên tắc, doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật. Không có doanh nghiệp nào phát triển bền vững theo kiểu luồn lách, lợi dụng kẽ hở pháp luật. Bản thân doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật rất khó yêu cầu nhân viên công ty tuân thủ các quy định nội bộ. Sự tuân thủ pháp luật còn thể hiện sự văn minh của mỗi doanh nhân, doanh nghiệp.