“Vẫn có những sáng tạo gây hiểu nhầm"

(ĐTCK) BCTN 2012 của các DN đều nhận diện và nhìn nhận thẳng vào sự yếu kém của nền kinh tế, thậm chí có nhiều DN tự cảm thấy kết quả của công ty mình là đáng xấu hổ.
GS.TS. Trần Ngọc Thơ, Trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, Thành viên Hội đồng bình chọn BCTN năm 2013 GS.TS. Trần Ngọc Thơ, Trưởng khoa Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, Thành viên Hội đồng bình chọn BCTN năm 2013

>> Báo cáo thường niên tốt nhất 2013

Hầu hết các BCTN đều đặt trọng tâm phân tích rủi ro và trình bày phần này bằng hình ảnh, phân tích dễ hiểu giúp người đọc dễ tiếp cận. Bên cạnh đó, phần báo cáo tài chính và phân tích lợi thế bằng phương pháp so sánh, đối chiếu được các DN chú trọng hơn. Tiến bộ hơn là DN đã biết cách phân tích theo chuỗi thời gian từ 5 - 6 năm, phân tích độ nhạy, lãi suất, giá cả tác động thế nào tới hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, điều này không xuất hiện nhiều, đa phần ở các DN lớn. Các DN quy mô vừa và nhỏ thì nêu thông tin là chính, ít phân tích.

Ngoài những nổi bật dễ dàng nhìn thấy, BCTN vẫn còn những điểm hạn chế cần khắc phục, đặc biệt, các BCTN vẫn còn thiên về trình bày. Nhiều DN trong báo cáo nhận diện rất nhiều rủi ro, phân tích nhiều, nhưng các rủi ro trọng yếu, cực kỳ quan trọng đối với chiến lược kinh doanh trong dài hạn của DN thì không nêu ra. Đây là điểm mà hầu hết DN gặp phải, cho thấy chưa có sự cải thiện mạnh mẽ và chưa nâng cao tính trung thực của DN. Mặt khác, nhiều DN không muốn so sánh, phân tích mình với công ty khác hoặc nếu có cũng chỉ được đề cập sơ sài, có DN có chiến lược vươn ra thế giới nhưng lại không có báo cáo, phân tích lợi thế cạnh tranh so với các DN cùng ngành tại các nước khác. Việc so sánh với các đối thủ là điều cần thiết, giúp DN đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp và nhà đầu tư có niềm tin trước những quyết định đầu tư của ban lãnh đạo DN.

Một điểm cần lưu ý là, BCTN cần sử dụng từ ngữ trong sáng, dễ hiểu, nhưng có những “sáng tạo” gây hiểu nhầm và sử dụng thuật ngữ không đúng chuyên môn, chẳng hạn như “khả năng sinh tiền”, hay những giải thích mơ hồ, kiểu như “cổ phiếu của công ty chúng tôi được định giá hợp lý, cho dù được các tổ chức đánh giá hay dùng các phương pháp định giá khác nhau”…

Tôi cho rằng, trong tương lai, nên có thêm những cách thức phân loại BCTN để nhà đầu tư nhìn thấy rõ thứ hạng của các báo cáo một cách chi tiết hơn nữa so với việc phân theo Top như hiện nay, để tránh tâm lý hài lòng của DN mà không cần tiến bộ gì qua các năm.

GS.TS. Trần Ngọc Thơ
GS.TS. Trần Ngọc Thơ

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,243.98 3.8 0.31% 70,457 tỷ
HNX 236.99 0.63 0.27% 914 tỷ
UPCOM 91.52 0.04 0.05% 337 tỷ