UNDP sát cánh cùng Việt Nam trong chiến lược phát triển xanh

(ĐTCK) Việc phát triển lĩnh vực xây dựng bền vững đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng, do vậy Chính phủ Việt Nam cần có hành động để tạo ra các khung chính sách cho phép hình thành thị trường để các doanh nghiệp có thể sản xuất các loại vật liệu bền vững cho ngành xây dựng đồng thời khuyến khích việc thiết kế, kích cầu người tiêu dùng trực tiếp sử dụng các sản phẩm bền vững.

Nhiều cuộc của các chuyên gia UNDP và cơ quan quản lý để đưa ra các khuyến nghị chính sách phát triển vật liệu xây không nung. Nhiều cuộc của các chuyên gia UNDP và cơ quan quản lý để đưa ra các khuyến nghị chính sách phát triển vật liệu xây không nung.

Việt Nam với những cam kết mạnh mẽ

Việt Nam đã đưa ra cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện Thoả thuận Paris, với mục tiêu giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với kịch bản thông thường (BAU) và lên tới 25% với sự hỗ trợ quốc tế, trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Việt Nam cũng đã phê duyệt Chương trình nghị sự 2030 về các mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời đã có các nỗ lực tăng trưởng xanh và sử dụng năng lượng hiệu quả thông qua Chiến lược tăng trưởng xanh và Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Đô thị hóa nhanh chóng và dân số ngày càng tăng đòi hỏi một ngành xây dựng và vật liệu xây dựng bền vững, để đáp ứng mức sống ngày càng cao trong khi vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường.

Ngành xây dựng rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế bởi nó chiếm từ 5 đến 15% GDP và cung cấp 5 đến 10% việc làm.

Tuy nhiên, sự phát triển ngành xây dựng truyền thống chiếm khoảng một phần ba năng lượng sử dụng cuối cùng trên toàn cầu, phát thải khoảng 35 đến 40% lượng khí thải nhà kính toàn cầu và chịu trách nhiệm cho việc sử dụng hơn một phần ba nguyên vật liệu toàn cầu.

Những tác động tiêu cực này đang trở nên rõ ràng hơn ở các nước đang phát triển, nơi mà đô thị hóa và lượng công trình dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ngành xây dựng cần phải chuyển sang các hướng phát triển mới. Ở cấp độ toàn cầu, khí thải nhà kính từ việc sử dụng vật liệu xây dựng chiếm 28% tổng lượng khí thải CO2 từ ngành xây dựng.

Việc sản xuất xi măng, thép, nhôm, thủy tinh và vật liệu cách nhiệt là những ngành chính tạo phát thải CO2.

Tại Việt Nam, riêng ngành xi măng chiếm khoảng 16% lượng khí thải nhà kính quốc gia và khoảng 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng của tất cả các ngành công nghiệp.

Đã có nhiều phát triển tích cực đối với những thực tiễn đổi mới trong việc phát triển vật liệu xây dựng bền vững, chẳng hạn như trong tái chế và tái sử dụng vật liệu.

Ví dụ, các thành phần bê tông và phụ phẩm tro từ các nhà máy điện than được sử dụng để sản xuất gạch không nung hoặc nghiền làm vật liệu xây dựng.

Trong bối cảnh nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm và nhu cầu vật liệu xây dựng ngày càng tăng, sự hiểu biết và áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn cũng sẽ rất quan trọng để thúc đẩy vật liệu xây dựng bền vững.

Liên quan tới điểm này, tôi xin chúc mừng Chính phủ Việt Nam vì những nỗ lực đáng khen ngợi trong việc áp dụng khung chính sách và quy định chính, như:

- Nghị định 24A về quản lý vật liệu xây dựng, khuyến khích phát triển vật liệu mới thân thiện với môi trường;

- Kế hoạch hành động về giảm phát thải khí nhà kính trong ngành xi măng, đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính lần lượt là 20 triệu tCO2 và 164 triệu tCO2 vào năm 2020 và 2030;

- Chương trình quốc gia về phát triển vật liệu xây không nung, với mục tiêu 30-40% hoặc vật liệu xây dựng không nung vào năm 2020, và

- Quy chuẩn hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng, quy định các yêu cầu về vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng;

UNDP tự hào đã có những đóng góp đáng kể cho những phát triển tích cực này trong ngành xây dựng tại Việt Nam và chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ với Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bên liên quan khác, và các công ty sản xuất vật liệu xây dựng và công ty xây dựng.

Những hành động này đang đóng góp quan trọng cho cam kết của Việt Nam trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu trong các Đóng góp quốc gia tự định và Kế hoạch hành động quốc gia cho các mục tiêu phát triển bền vững.

Gạch không nung - hợp phần quan trọng của mục tiêu phát triển bền vững

Các chuyên gia của UNDP trong một chuyến khảo sát tới doanh nghiệp sản xuất gạch không nung.

Các chuyên gia của UNDP trong một chuyến khảo sát tới doanh nghiệp sản xuất gạch không nung.

Để thúc đẩy vật liệu xây dựng bền vững, cần có nỗ lực phối hợp từ tất cả các bên liên quan, nhà nước và chính phủ, để tạo môi trường thuận lợi, khung chính sách và định hình thị trường mà các doanh nghiệp và khu vực tư nhân tạo ra vật liệu cho ngành và khuyến khích thiết kế, sử dụng và nhu cầu của người dùng cuối cùng.

Các sản phẩm và vật liệu xây dựng chất lượng cao và bền vững là rất cần thiết cho sự phát triển bền vững của công trình xây dựng và để có được sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các cơ chế khuyến khích và thực thi pháp luật để loại bỏ các sản phẩm không đủ chất lượng.

Cuối cùng, việc giới thiệu các tiêu chuẩn sản phẩm và các chương trình dán nhãn sẽ không chỉ giúp loại bỏ sản phẩm chất lượng thấp trên thị trường, mà còn giúp các doanh nghiệp sản xuất dễ dàng hơn, xác định, lựa chọn và cuối cùng yêu cầu vật liệu xây dựng bền vững.

Hợp tác chặt chẽ và quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa các nhà sản xuất vật liệu, chủ công trình xây dựng, nhà thầu, nhà thiết kế và nhà phát triển tòa nhà dọc theo chuỗi giá trị sẽ đưa ra các giải pháp tốt nhất để sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng bền vững.

Những suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng là động lực chính hữu ích cho sự thành công của sự phát triển của ngành xây dựng bền vững.

Thật đáng khích lệ khi thấy xu hướng ngày càng tăng của nền tảng tiêu dùng ngày càng có ý thức sinh thái đang chuyển sang các mô hình tiêu dùng mới bằng nhu cầu và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường để đóng góp cho bảo vệ môi trường.

Trong mối liên hệ này, các nhà sản xuất và nhà cung cấp vật liệu xây dựng cần phải hiểu sở thích của người dùng cuối và các yêu cầu thay đổi của họ đối với việc sử dụng các sản phẩm bền vững hơn.

Việc phát triển và sử dụng vật liệu xây không nung là một bước thiết yếu để đạt được mục tiêu của các chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam.

Công nghệ gạch không nung không chỉ làm giảm phát thải C02 mà còn giúp tiết kiệm đất nông nghiệp, tái sử dụng hàng triệu tấn chất thải công nghiệp thay vì phải đưa đến các bãi chôn lấp.

UNDP đánh giá cao nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan trong việc chuyển đổi ngành công nghiệp này từ chỗ sử dụng các lò nung gây ô nhiễm sang công nghệ không nung thân thiện với môi trường.

Thị phần trong nước của gạch không nung tăng đáng kể, đạt 28% trong năm 2018, tăng 15% so với năm 2011.

Sự chuyển đổi này sẽ không thể thực hiện được nếu không có vai trò tích cực đi đầu của các doanh nghiệp sản xuất và sử dụng gạch không nung.

Chúng ta vinh danh sự thành công của công nghệ gạch không nung tiên tiến cũng như các doanh nghiệp sản xuất tiên phong trong việc áp dụng công nghệ bền vững thân thiện với môi trường, nhưng cũng cần tôn vinh vai trò to lớn của các doanh nghiệp xây dựng, của người tiêu dùng đã lựa chọn sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.

Tôi đánh giá cao các doanh nghiệp không những đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của đất nước mà còn tạo ra sự khác biệt đáng kể trong các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam.

Tôi cũng xin bày tỏ sự trân trọng và đánh giá cao sự hợp tác giữa UNDP và Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng và các đối tác khác trong việc thúc đẩy vật liệu xây dựng xanh cho phát triển bền vững các-bon thấp ngành xây dựng.

Những thành công trong thời gian qua đã minh chứng rằng việc sản xuất và sử dụng gạch không nung không những hoàn toàn khả thi, mà còn mang lại lợi nhuận và giúp chúng ta tiến thêm một bước trong lộ trình đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và các mục tiêu biến đổi khí hậu quốc gia.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục