Theo đó, ngoài nhiệm vụ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam - tổ chức thay mặt Chính phủ, NHNN bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền - xác định việc phổ biến, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tiền gửi rất quan trọng, là công cụ đắc lực hỗ trợ việc đưa Luật vào đời sống, qua đó góp phần củng cố niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.
Về đối tượng đích của hoạt động truyền thông, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xác định trong giai đoạn này sẽ thực hiện truyền thông đa dạng tới nhiều đối tượng đích khác nhau, trong đó đặc biệt quan tâm đến người gửi tiền tại các quỹ tín dụng nhân dân và cán bộ tại các quỹ tín dụng nhân dân, người gửi tiền ở vùng sâu, vùng xa.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ tập trung vào các phương thức truyền thông truyền thống, song quan tâm nghiên cứu, áp dụng các phương thức truyền thông mới, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
Chiến lược truyền thông tập chung vào hai luồng là truyền thông nội bộ và truyền thông ra bên ngoài.
Đối với truyền thông nội bộ được nhận định là kênh thông tin, giao tiếp liên quan đến sự tương tác giữa các cấp lãnh đạo với đội ngũ nhân viên, giữa các nhân viên với nhau ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành văn hóa cơ quan. Truyền thông nội bộ giúp tổ chức thực sự hiểu mình, gắn kết nhân viên trong cơ quan và góp phần vào quá trình phát triển.
Tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi đến toàn bộ cán bộ, viên chức trong hệ thống. 100% cán bộ, viên chức trong hệ thống hiểu rõ chiến lược, hoạt động của tổ chức và sẵn sàng phản hồi xây dựng.
Thực hiện các hoạt động chuyên đề, hội thảo, cuộc thi tìm hiểu… Xây dựng các quy trình truyền thông nội bộ; Xây dựng các cơ chế công bố thông tin và phản hồi thông tin thông qua: website nội bộ, diễn đàn nội bộ, bản tin nội bộ, mạng xã hội…. Qua đó, các thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của tổ chức được công bố công khai, minh bạch và nhận được phản hồi của cán bộ, viên chức.
Còn hoạt động truyền thông bên ngoài được triển khai trên các phương tiện thông tin đại chúng có tính lan tỏa cao như: Báo chí, phát thanh, truyền hình để tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tiền gửi.
Đối với báo in và báo điện tử, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lựa chọn những tờ báo có uy tín và có lượng độc giả lớn để thực hiện chuyên trang về chính sách bảo hiểm tiền gửi.
Tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi đến toàn bộ cán bộ, viên chức trong hệ thống. 100% cán bộ, viên chức trong hệ thống hiểu rõ chiến lược, hoạt động của tổ chức và sẵn sàng phản hồi xây dựng.
Đồng thời, cần tăng cường hoạt động truyền thông bên ngoài rộng rãi tại các Chi nhánh bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thông qua các chương trình Hội nghị khách hàng, với nội dung chủ yếu tập trung vào tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi và giải đáp thắc mắc của người gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống các tổ chức tín dụng.
Trong giai đoạn tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các quỹ tín dụng nhân dân, công tác truyền thông của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần tập trung hướng tới đối tượng người gửi tiền tại các quỹ tín dụng nhân dân.
Bên cạnh đó, tăng cường kết nối phối hợp truyền thông với NHNN và các tổ chức tín dụng, cơ quan báo chí, các cơ quan giám sát tài chính; tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cũng như kiến thức, kỹ năng tài chính nói chung nhằm góp phần gìn giữ niềm tin của người gửi tiền, ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng.