Nhà máy chỉ sử dụng robot sản xuất trên thuộc sở hữu của công ty Shenzhen Evenwin Precision Technology. Doanh nghiệp này kỳ vọng có thể cắt giảm đi 90% nhân công tại đây, xuống chỉ còn 200 công nhân làm việc trong nhà máy, thay vào đó là 1.000 robot sản xuất thế chỗ.
Một phân xưởng chế tạo tự động chỉ là bởi khởi đầu trong việc đẩy mạnh quá trình thay thế nguồn lực con người trong sản xuất tại khu vực công nghiệp Pearl River Delta ở tỉnh Quảng Đông, nơi mà việc sản xuất đang bị ảnh hưởng bởi việc thiếu nguồn nhân lực.
Chính quyền tỉnh Quảng Đông đã lập ra kế hoạch dành 943 tỷ nhân dân tệ (154 tỷ USD) dành cho việc thay thế công nhân bằng các robot sản xuất trong vòng 3 năm tới.
Tính cho đến nay, tại Quảng Đông, có 505 nhà máy đã đầu tư hơn 4,2 tỷ nhân dân tệ vào việc sử dụng robot trong sản xuất, thay thế cho 30.000 công nhân, theo thông tin từ Cục Kinh tế và Thông tin công nghệ của tỉnh này.
Tại Trung Quốc, quốc gia này đã xây dựng 32.000 nhà máy sản xuất robot chỉ riêng trong năm 2013, chiếm 20% lượng sản phẩm trên toàn cầu. Tính tới năm 2017, Trung Quốc kỳ vọng có thể có thêm nhiều robot cũng như các nhà máy sử dụng robot nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Tỷ lệ robot làm việc tại Trung Quốc là 30 robot trên 10.000 nhân công, tuy nhiên, vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với một số quốc gia khác, như Nhật Bản là 323, Đức là 282 và Mỹ là 152 robot trên 10.000 công nhân.
Quá trình tự động hóa diễn ra mạnh mẽ tại Quảng Đông nói riêng và Trung Quốc nói chung là bởi thiếu nguồn nhân lực làm việc và tiền lương lao động tăng lên. Theo Cơ quan nguồn nhân lực và an sinh xã hội của tỉnh Quảng Đông, hiện các khi công nghiệp tại khu vực này còn thiếu từ 600.000 đến 800.000 công nhân.
Thêm vào đó, mức lương lao động của Trung Quốc cũng tăng cao lên, khiến quốc gia này mất đi lợi thế cạnh tranh trong sản xuất so với một số nước khác tại châu Á.
Theo Tổ chức lao động quốc tế, mức lương trung bình mỗi tháng của công nhân Trung Quốc là 3.482 nhân dân tệ, so với 911 nhân dân tệ tại Việt Nam, 603 nhân dân tệ tại Campuchia.