Trung Quốc thông qua luật bảo vệ dữ liệu khi sự giám sát quy định về lĩnh vực công nghệ đang tăng cường

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Vào thứ Sáu (20/8), Trung Quốc đã thông qua luật bảo vệ dữ liệu, đặt ra các quy tắc cứng rắn hơn về cách các công ty thu thập và xử lý thông tin người dùng.
Trung Quốc thông qua luật bảo vệ dữ liệu khi sự giám sát quy định về lĩnh vực công nghệ đang tăng cường

Các quy tắc này đã bổ sung vào những động thái mà Bắc Kinh đang thắt chặt quy định, đặc biệt là về dữ liệu và điều này có thể ảnh hưởng đến cách các mà các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc hoạt động.

Luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân (PIPL) lần đầu tiên đưa ra một bộ quy tắc toàn diện xoay quanh việc thu thập, xử lý và bảo vệ dữ liệu trong khi trước đây được điều chỉnh bởi luật từng phần.

Theo truyền thông nhà nước, PIPL đã được cơ quan lập pháp của Trung Quốc thông qua vào thứ Sáu (20/8) sau nhiều lần dự thảo. Tuy nhiên, phiên bản cuối cùng của luật vẫn chưa được công bố.

Một dự thảo luật trước đó cho biết rằng người thu thập dữ liệu phải được sự đồng ý của người dùng để thu thập dữ liệu và người dùng có thể rút lại sự đồng ý đó bất cứ lúc nào. Các công ty xử lý dữ liệu không thể từ chối cung cấp dịch vụ cho những người dùng không đồng ý thu thập dữ liệu người dùng trừ khi dữ liệu đó cần thiết cho việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Ngoài ra còn có các yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc chuyển dữ liệu của công dân Trung Quốc ra nước ngoài. Các công ty vi phạm các quy tắc có thể bị phạt.

Bắc Kinh tăng cường giám sát công nghệ

PIPL được đưa ra khi sự giám sát theo quy định của Trung Quốc đối với các công ty công nghệ của nước này ngày càng tăng cường. PIPL cùng với Luật An ninh mạng và Luật Bảo mật Dữ liệu sẽ là bộ ba các quy tắc để giúp Trung Quốc tăng cường quy định về quản lý dữ liệu.

Kendra Schaefer, đối tác có trụ sở tại Bắc Kinh tại công ty tư vấn Trivium Trung Quốc cho biết: “Việc phát hành PIPL đã hoàn thành bộ ba chế độ quản lý dữ liệu nền tảng của Trung Quốc và sẽ mở ra một kỷ nguyên mới về tuân thủ dữ liệu cho các công ty công nghệ”.

Trên toàn cầu cũng đã có một sự thúc đẩy để tạo ra các quy tắc tốt hơn về bảo vệ dữ liệu. Vào năm 2018, Quy định chung về bảo vệ dữ liệu mang tính bước ngoặt của Liên minh Châu Âu có hiệu lực. Quy định đó nhằm cung cấp cho công dân trong khối quyền kiểm soát nhiều hơn đối với dữ liệu của họ.

Bắc Kinh ngày càng lo ngại về số lượng dữ liệu mà các công ty đang thu thập, đặc biệt là trong lĩnh vực internet, và những tác động tiềm tàng của điều đó.

Vào tháng 7, các nhà quản lý đã mở một cuộc đánh giá an ninh mạng đối với gã khổng lồ gọi xe Didi, chỉ vài ngày sau khi niêm yết tại Mỹ. Didi buộc phải ngừng đăng ký người dùng mới và ứng dụng Didi cũng bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng Trung Quốc. Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc cáo buộc rằng Didi đã thu thập bất hợp pháp dữ liệu của người dùng.

Trong khi đó, những tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc đang chuẩn bị cho những quy định hạn chế hơn nữa.

Hôm thứ Tư (18/8), Tencent đã cảnh báo rằng các quy định khác có thể sẽ được áp dụng cho ngành công nghệ.

Năm nay, các nhà quản lý cũng đưa ra các quy tắc chống độc quyền cho nền kinh tế nền tảng và các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực internet.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục