Trung Quốc sẽ thắt chặt giám sát thị trường chứng khoán

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Sáu (12/10), các quan chức Trung Quốc tuyên bố sẽ thắt chặt các tiêu chí niêm yết cổ phiếu và kêu gọi các công ty cải thiện quản trị doanh nghiệp, trong nỗ lực mới nhất nhằm củng cố thị trường chứng khoán.
Trung Quốc sẽ thắt chặt giám sát thị trường chứng khoán

Theo một tuyên bố, Hội đồng Nhà nước sẽ đảm bảo “sự phát triển chất lượng cao” của các công ty niêm yết, kiểm soát việc bán cổ phiếu bất hợp pháp và tăng cường giám sát việc trả cổ tức. Ngoài ra, Hội đồng cũng sẽ thúc đẩy sự gia nhập của các quỹ đầu tư trung và dài hạn tham gia vào thị trường.

Động thái mới này đã đánh dấu phản hồi mạnh mẽ hơn so với các cam kết trước đó của Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC). Chứng khoán nước này đã phục hồi kể từ mức thấp nhất trong tháng 2 khi được thúc đẩy bởi một loạt biện pháp bao gồm đẩy mạnh mua cổ phiếu từ quỹ đầu tư nhà nước và hạn chế đối với quỹ định lượng. Tuy nhiên, mức tăng này đã bị chững lại trong tháng 4 do những bất ổn về lợi nhuận doanh nghiệp và sự phục hồi của nền kinh tế.

Diễn biến chỉ số CSI 300

Diễn biến chỉ số CSI 300

Yang Zhiyong, nhà quản lý quỹ tại Công ty quản lý tài sản Gemchart Bắc Kinh cho biết, hướng dẫn này cho thấy “quan điểm quản lý đã thay đổi không chỉ đến từ CSRC mà còn là nhiệm vụ chính của những người ra quyết định hàng đầu. Hình phạt đối với hành vi gian lận IPO hoặc tham nhũng trong quy trình IPO là những bước đầu tiên hướng tới việc khắc phục các vấn đề trên thị trường”.

Wu Qing, người đứng đầu Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết rằng hướng dẫn này nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và đảm bảo sự ổn định của thị trường vốn.

Chỉ số CSI 300 đã giảm 1,7% trong tháng 4 khi các quỹ nước ngoài bán ròng cổ phiếu thị trường Trung Quốc trong hai tuần liên tiếp. Chỉ số này đã giảm phiên thứ bảy liên tiếp vào thứ Sáu (12/4) trong chuỗi giảm mạnh nhất nhất kể từ tháng 3/2020.

Trong một trở ngại mới nhất đối với tâm lý thị trường, xuất khẩu của Trung Quốc sụt giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 3 đã giáng một đòn mạnh vào kỳ vọng rằng doanh số bán hàng bùng nổ ở nước ngoài sẽ bù đắp cho nhu cầu suy yếu trong nước. Dữ liệu đầu tuần này cho thấy giá tiêu dùng hầu như không tăng do áp lực giảm phát vẫn tồn tại.

“Các biện pháp trước đó bao gồm kiểm soát hoạt động bán khống, quy trình IPO chặt chẽ hơn và các biện pháp kiểm soát rủi ro khác đã giúp thị trường trong nước phục hồi và tuyên bố mới này cho thấy đây có thể là trọng tâm đang được các nhà hoạch định chính sách hàng đầu chú ý”, Marvin Chen, nhà phân tích của Bloomberg Intelligence cho biết.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục