Trái chủ thời Covid-19 đối mặt với lựa chọn gia hạn nợ hoặc vỡ nợ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ngày càng có nhiều công ty châu Á trì hoãn việc trả nợ trái phiếu hoặc tìm cách hoán đổi nợ làm gia tăng sự không chắc chắn cho những người sở hữu trái phiếu.
Trái chủ thời Covid-19 đối mặt với lựa chọn gia hạn nợ hoặc vỡ nợ

PT Garuda Indonesia và Dr. Peng Telecom & Media Group Co. đã gia hạn thời gian đáo hạn trái phiếu bằng đồng USD trong những tháng gần đây, trong khi Yida China Holdings Ltd. cũng thực hiện hoán đổi nợ vào đầu năm nay.

Darryl Flint, Giám đốc đầu tư Quỹ Double Haven Capital cho biết: “Hoạt động hoán đổi nợ và mở rộng thời gian vay nợ đang rất phổ biến. Các biện pháp thay thế như tiến trình tái cấu trúc có nguy cơ gây ra vỡ nợ chéo và thiệt hại nghiêm trọng hơn cho doanh nghiệp”.

Theo số liệu do Bloomberg tổng hợp, các khoản nợ bằng đồng USD đang chiếm ít nhất 15% và các khoản nợ đáo hạn trong năm nay từ các công ty trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương lên tới 6,8 tỷ USD. Khoản nợ khổng lồ này cũng sắp đáo hạn vì Goldman Sachs cho biết, phần bù rủi ro cao hơn cho các doanh nghiệp châu Á yếu kém tài chính hơn và phản ánh rủi ro vỡ nợ cao hơn.

Một vấn đề đối với những người đi vay tìm cách đảo nợ là các nhà đầu tư không phải luôn sẵn sàng chấp nhận động thái này. Hilong Holding Ltd., một công ty dịch vụ và thiết bị dầu có trụ sở tại Thượng Hải, đã không thực hiện được việc hoán đổi nợ và cuối cùng đã vỡ nợ trái phiếu vào tháng trước.

“Các khoản hoán đổi nợ và mở rộng thời gian vay nợ có khả năng thành công nhất khi các điều khoản được đưa ra là công bằng và trong đó các trái chủ được gắn kết phù hợp để đàm phán các điều khoản và sau đó hỗ trợ thỏa thuận được thông qua”, ông Flint cho biết.

Đại dịch Covid-19 xuất hiện làm các trái chủ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục đi cùng với khó khăn của doanh nghiệp. Khi các cuộc khủng hoảng căng thẳng vay tài chính xảy ra, các nhà đầu tư đã cố gắng để mất ít nhất trong những trường hợp này.

“Các nhà đầu tư trái phiếu thường bị mắc kẹt giữa một tảng đá và một vị thế khó khăn trong những tình huống này. Họ có thể không thích những gì công ty đang cung cấp nhưng họ cảm thấy họ sẽ tồi tệ hơn nếu công ty vỡ nợ và đi vào thanh lý hoặc tái cấu trúc kéo dài”, Raymond Chia, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tín dụng cho châu Á - ngoại trừ Nhật Bản tại Schroder Investment Management cho biết.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,193.01 0.0 0.0% 0 tỷ
HNX 226.2 0.0 0.0% 1,701 tỷ
UPCOM 88.15 0.0 0.0% 623 tỷ