Cụ thể, văn bản báo cáo HĐND TP nêu rõ, ngày 13/11/2019, UBND TP đã ban hành Quyết định số 4856/QĐ-UBND về duyệt điều chỉnh dự án đầu tư Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM tuyến Bến Thành - Suối Tiên là 43.757,15 tỷ đồng.
Về việc xác định vay lại. Căn cứ Báo cáo số 7696/BC-BKHĐT ngày 18/10/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và kết quản thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của Dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kết luận.
“Dự án có cơ sở thu xếp đủ nguồn vốn nước ngoài để thực hiện theo tổng mức đầu tư điều chỉnh dự kiến thể hiện qua 3 Hiện định vay đã ký cũng như ý kiến của phía Nhật Bản về khả năng cung cấp vốn bổ sung”.
Căn cứ Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ. Theo đó, tại Khoản 1 điều 6 đồng tiền cho vay lại và thu nợ cho vay lại: “Đồng tiền cho vay lại là đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài”.
Căn cứ Công văn số 9227/BTC-QLN ngày 12/8/2019 của Bộ Tài chính và Công văn số 7710/VPCP-QHQT ngày 28/8/2019 của Văn phòng Chính phủ về xác định trị giá cho vay lại dự án đầu tư Xây dựng tuyến đường sắt đô thị tuyến số 1 TP.HCM vay vốn JICA. Theo đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đồng ý nguyên tắc, cách thức xác định mức vay lại, giá trị vốn cấp phát, cho vay lại theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Cụ thể, Vốn cấp phát là 70,836 tỷ Yên tương ứng với 67,5% tổng giám trị vốn vay thuộc tổng mức đầu tư ban đầu theo Quyết định 1453/QĐ-UBND ngày 6/4/2007 của UBND TP.
Vốn vay lại bao gồm phần vay lại 34,106 tỷ Yên tương ứng với 32,5% tổng giá trị vốn vay thuộc tổng mức đầu tư ban đầu theo Quyết định 1453/QĐ-UBND ngày 6/4/2007 của UBND TP và phần vốn vay nước ngoài tăng thêm thuộc tổng mức tăng thêm.
Căn cứ Tờ trình số 2452/TTr-BQLĐSĐT ngày 12/11/2019 của Ban quản lý Đường sắt đô thị và Báo cáo kết quả thẩm định số 5642/BCTĐ-SGTVT-HĐTĐ ngày 12/11/2019 của Hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án được lập theo Quyết định số 2162/QĐ-UBND ngày 22/5/2019 của UBND TP.HCM về việc điều chỉnh dư án đầu tư Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên. Theo đó, Hội động thẩm định điều chỉnh dự án báo cáo UBND TP giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án báo cáo UBND TP giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh là 43.757,15 tỷ đồng, tương đương khoảng 211,661 tỷ Yên.
Trong đó, vốn vay ODA là 38.265,55 tỷ đồng, tương đương khoảng 185,176 tỷ Yên. Vốn đối ứng là 5.491,6 tỷ đồng. Như vậy, căn cứ theo nguyên tắc của Bộ Tài chính, sau khi điều chỉnh tổng mức đầu tư, giá trị vốn cấp phát và cho vay lại của dự án như sau:
Vốn cấp phát là 70,836 tỷ Yên. Vốn vay lại là 114,34 tỷ Yên, bao gồm phần vay lại là 34,106 tỷ Yên (tương đương 32,5% tổng giá trị vốn vay thuộc tổng mức đầu tư ban đầu theo Quyết định số 1453/QĐ-UBND ngày 6/4/2007 của UBND TP) và phần vốn vay nước ngoài thêm theo tổng mức đầu tư điều chỉnh là 80,234 tỷ Yên (185,176 tỷ Yên - 70,836 tỷ Yên-34,106 tỷ Yên).
Theo báo cáo điều chỉnh tổng mức đầu tư của Dự án, giá trị phân bổ vốn vay ODDA vay lại là 114,34 tỷ Yên, tương đương 23.931,9 tỷ đồng. Giá trị vốn vay lại được tính trên toàn bộ tổng vốn vay ODDA và các Hiệp đinh vay, không phân ra phần vay lại theo tổng mức đầu tư ban đầu và phần vay lại theo tổng mức đầu tư điều chỉnh.
Về tình hình ký kết các Hiệp định vay, UBND TP cho biết đến nay. Dự án đã ký 3 Hiệp định vay giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản và dự kiến ký Hiệp định vay thứ tư trong năm 2020.
Cụ thể, Hiệp định vay VNXIV-3: Khoản vay có hạn mức tín dụng là 18.008 triệu Yên, thực hiện cấp phát toàn bộ.
Hiệp định vay VN11-P7: Khoản vay có hạn mức tín dụng 44.302 triệu Yên, trong đó vay lại là 7.358 triệu Yên và cấp phát lại 36.944 triệu Yên. Bộ Tài chính và UBND TP chưa ký Hợp đồng vay lại đối với Hiệp định vay này.
Hiệp định vay thứ 4 dự kiến khoản vay có hạn mức tín dụng 32.691 triệu Yên, thực hiện vay lại toàn bộ.
Trong đó hạn mức vay nợ năm 2020. Theo dự thảo phương án bội chi và vay, trả nợ của ngân sách địa phương năm 2020 do Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê duyệt cho từng địa phương, dự kiến hạn mức dư nợ và mức vay của ngân sách TP.HCM trong năm 2020 là.
Mức nợ vay tối đa của ngân sách TP là 67.939,164 tỷ đồng. Tổng mức vay của TP.HCM là 14.190,9 tỷ đồng (đã bao gồm vốn vay của dự án đầu tư Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên).
Dự kiến mức dư nợ của ngân sách TP đến thời điểm 31/12/2020 là 31.155,079 tỷ đồng, mức dự nợ trên đảm bảo trong giới hạn cho phép của Nghị định số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội…
Chính vì vậy, văn bản này UBND TP đã kiến nghị thực hiện quy trình thẩm định cho vay lại theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về việc cho vay lại vốn ODA, vay ưu đã nước ngoài của Chính Phủ. Để chuẩn bị hồ sơ gửi Bộ Tài chính thẩm định cho vay lại, UBND TP trình HĐND TP.
Thứ nhất, chấp thuận chủ trương cho phép UBND TP vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để thực hiện dự án đầu tư Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, tuyến Bén Thành - Suối Tiên.
Phương án vay lại là UBND TP vay lại 114,34 tỷ Yên, tương đương 23,931,9 tỷ đồng, bao gồm phần vay lại tương ứng với 32,5% tổng giá trị vốn vay thuộc tổng mức đầu tư ban đầu theo Quyết định 1453/QĐ-UBND ngà 6/4/2017 của UBND TP và phần vốn vay nước ngoài tăng thêm theo tổng mức đầu tư điều chỉnh.
Nguồn vốn trả nợ UBND TP bố trí ngân sách TP hoặc các nguồn vốn hợp pháo khác theo quy định trả nợ đầu đủ, đúng hạn.
Thứ hai, giao UBND TP thực hiện thủ tục vay và tổ chức triển khai vay vốn theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
UBND TP sẽ tổng hợp tình hình vay, trả nợ của dự án vào kế hoạch vay trả nợ của TP hằng năm, trình HĐND TP xem xét, phê duyệt cho quy định tại Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ.