Tháng 8, khi mùa tựu trường đã đến, cùng với nhu cầu lớn về sách, vở và thiết bị trường học của học sinh - sinh viên, thông thường đây cũng là thời điểm tạo sóng của nhóm cổ phiếu này.
Trong tuần qua, dẫn đầu bảng xếp hạng tăng mạnh nhất trên sàn HNX là BED của CTCP Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng. Với 3 phiên tăng trần và 2 phiên không có giao dịch, BED đã tăng 3.400 đồng/Cp, tương ứng tăng 32,5%. Tuy nhiên, thanh khoản của cổ phiếu này không có gì biến động khi các phiên chỉ khớp vào trăm đơn vị.
Ngoài BED, trong bảng xếp hạng còn liên tiếp xuất hiện những gương mặt trong nhóm giáo dục như LBE của CTCP Sách và Thiết bị trường học Long An và HBE của CTCP Sách và thiết bị trường học Hà Tĩnh.
Được đánh giá là ngành có hoạt động kinh doanh ổn định, do đều có xuất phát từ các công ty là đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục nên các doanh nghiệp này có nhiều lợi thế trong lĩnh vực hoạt động của mình. Tuy nhiên, do quy mô doanh nghiệp nhỏ (ngoài EID và EBS, các doanh nghiệp còn lại đều có vốn dưới 100 tỷ đồng), chính vì vậy nhóm cổ phiếu ngành sách thiếu sức hút với nhà đầu tư, thanh khoản của các cổ phiếu này duy trì khá thấp.
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HNX
Mã |
Giá tham chiếu 10/8 |
Giá đóng cửa 14/8 |
Biến động (%) |
BED |
16,6 |
22 |
32,5 |
L14 |
34,1 |
42,6 |
25,2 |
LBE |
13,5 |
16 |
18,7 |
HBE |
2,8 |
3,3 |
17,9 |
MCO |
2,6 |
3 |
15,6 |
BLF |
7,9 |
9 |
13,9 |
KST |
4,8 |
5,4 |
12,9 |
CJC |
38,5 |
42,3 |
9,9 |
DPC |
18,3 |
20,1 |
9,8 |
C92 |
13,6 |
14,9 |
9,6 |
Cùng với diễn biến thiếu tích cực của các nhóm cổ phiếu lớn như dầu khí, ngân hàng, chứng khoán, tuần qua, các mã đầu cơ vừa và nhỏ cũng sa sút.
SHN của CTCP Đầu tư tổng hợp Hà Nội trải qua 4 phiên giảm liên tiếp, trong đó 2 phiên cuối tuần giảm sàn và có duy nhất phiên tăng nhẹ vào đầu tuần đã kéo giá cổ phiếu từ mức 11.600 đồng/Cp xuống còn 8.900 đồng/CP, tương ứng giảm 22,9%.
Thanh khoản của SHN đều duy trì các phiên khớp trên nửa triệu đơn vị và cao nhất trong phiên 12/8 khi chuyển nhượng hơn 1,2 triệu đơn vị. Tính chung cả tuần, tổng khối lượng giao dịch của SHN đạt hơn 3,87 triệu đơn vị và trung bình đạt gần 775.000 đơn vị/phiên.
Được biết, quý II/2015, SHN đạt 51,55 tỷ đồng doanh thu, tăng gấp 111 lần so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế 48,36 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 2,3 tỷ đồng.
Theo giải trình của Hanic, công ty đã có doanh thu đột biến 51,1 tỷ đồng từ hợp đồng môi giới bất động sản cho đối tác CTCP Ngôi Sao An Bình và giới thiệu thành công khách hàng hợp tác đầu tư dự án.
Lợi nhuận được cải thiện đáng kể còn nhờ công ty nỗ lực giảm các chi phí tài chính từ vay nợ, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp (được hoàn nhập dự phòng phải thu từ khách hàng 3,45 tỷ đồng).
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HNX
Mã |
Giá tham chiếu 10/8 |
Giá đóng cửa 14/8 |
Biến động (%) |
SHN |
11,6 |
8,9 |
-22,9 |
DZM |
5,5 |
4,5 |
-18 |
VE9 |
20,8 |
17,1 |
-18,5 |
HCT |
11,6 |
9,6 |
-16,9 |
KTS |
16 |
13,5 |
-15,6 |
CVN |
2,5 |
2,1 |
-15,1 |
SPI |
3,5 |
3 |
-14,6 |
KVC |
16,1 |
13,9 |
-13,6 |
STC |
21,7 |
19 |
-12,8 |
SLS |
30,8 |
27 |
-12,5 |
Trên sàn HOSE, biến động tăng của các cổ phiếu khá hẹp khi mức tăng trưởng chỉ trên dưới 10%.
Cụ thể, SFC của CTCP Nhiên liệu Sài Gòn sau 8 phiên liên tiếp đứng giá đã có bước phi nước đại khi trải qua 3 phiên tăng mạnh, trong đó phiên 11/8 tăng trần và 2 phiên đứng giá trong tuần qua. Tổng cộng, giá cổ phiếu SFC tăng 3.600 đồng/CP, tương ứng tăng 13,8% với tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 1.670 đơn vị.
Theo báo cáo tài chính quý II/2015 chưa soát xét, doanh thu thuần SFC đạt 382,33 tỷ đồng, giảm 45,6% so với cùng kỳ, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế tăng mạnh đạt gần 15 tỷ đồng và nâng lũy kế 6 tháng lên mức lão 25,6 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái.
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trên HOSE
Mã |
Giá tham chiếu 10/8 |
Giá đóng cửa 14/8 |
Biến động (%) |
SFC |
26 |
29,6 |
13,8 |
SKG |
55,5 |
62 |
11,7 |
EVE |
22,6 |
25 |
10,6 |
SRF |
15 |
16,5 |
10 |
SFI |
25,7 |
28,1 |
9,3 |
VID |
4,6 |
5 |
8,7 |
AGM |
10,1 |
10,8 |
6,9 |
HTV |
17 |
18,1 |
6,5 |
BGM |
3,3 |
3,5 |
6,1 |
PNC |
15 |
15,9 |
6 |
Ở chiều ngược lại, VLF của CTCP Lương thực thực phẩm Vĩnh Long là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần. Với 4 phiên giảm sàn liên tiếp và 1 phiên đứng giá vào đầu tuần, giá cổ phiếu VLF đã giảm từ 3.800 đồng/CP xuống còn 3.000 đồng/Cp, tương ứng giảm 21,1%. Thanh khoản VLF vẫn duy trì ở mức thấp với những phiên khối lượng khớp chỉ lên đến vài ba nghìn đơn vị. Cả tuần, tổng khối lượng giao dịch của VLF đạt 16.370 đơn vị, tương ứng 3.274 đơn vị/phiên.
Nguyên nhân sụt giảm mạnh có thể do thông tin kết quả kinh doanh quý II/2015 kém hiệu quả với doanh thu thuần đạt 70,3 tỷ đồng, giảm mạnh 82,6% cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế âm 61,23 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, VLF đạt 128,7 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 79% cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế âm 71,76 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lãi 3,2 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất trên HOSE
Mã |
Giá tham chiếu 10/8 |
Giá đóng cửa 14/8 |
Biến động (%) |
VLF |
3,8 |
3 |
-21,1 |
PTK |
1,7 |
1,4 |
-17,6 |
KTB |
2,1 |
1,8 |
-14,3 |
BTT |
38,4 |
33,6 |
-12,5 |
HAI |
7,8 |
6,9 |
-11,5 |
LSS |
11,4 |
10,1 |
-11,4 |
TDW |
22 |
19,6 |
-10,9 |
RIC |
10 |
9 |
-10 |
JVC |
7,6 |
6,9 |
-9,2 |
PTL |
2,2 |
2 |
-9,1 |