Kết thúc tuần giao dịch cuối cùng của năm Âm lịch, VN-Index tăng nhẹ (+0,4%) lên 1.478,96 điểm.
Thanh khoản tuần qua sụt giảm so với tuần trước đó và là tuần thứ hai liên tiếp thấp hơn mức trung bình. Điều này là dễ hiểu do tâm lý nghỉ Tết sớm của các nhà đầu tư giống như các năm trước đó.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng làm trụ đỡ chính, với BID (+1,3%), CTG (+3,8%), TCB (+6%), VPB (+6,9%), MBB (+6%), ACB (+3,3%), SHB (+9,2%), TPB (+4,9%),STB (+2,7%)...
Nhóm chứng khoán phân hóa mạnh với SSI (+1,1%), VND (+4,9%), trong khi HCM (-2,5%), VCI (-3,3%), MBS (-1,5%)...
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu thép tiếp tục là gánh nặng của thị trường khi tiếp tục giảm trong tuần qua HPG (-2,5%), HSG (-6%), NKG (-3,7%), TLH (-2,9%)...
Bên cạnh đó, nhóm dầu khí cũng điều chỉnh mạnh, dù giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh với BSR (-2%), OIL (-12,3%), PVD (-9,9%), PVS (-8,1%), PVC (-12,2%), PVB (-5,8%)...
Trên sàn HOSE, cổ phiếu tăng tốt nhất và bất ngờ nhất là hàng đầu cơ TGG, với 7 phiên gần nhất đều tăng, trong đó, liên tiếp từ phiên 20/1 đến 26/1 còn tăng kịch trần.
Mới đây, TGG đã công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 với doanh thu thuần đạt 683 tỷ đồng, tăng đột biến so với mức doanh thu vỏn vẹn 3 tỷ đồng trong cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 34 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ 39 tỷ đồng.
Trong top các mã tăng mạnh khác đáng chú ý có cặp đôi ngành ngân hàng LPB và EIB.
Trong đó, LPB được hưởng lợi từ câu chuyện riêng với việc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) sẽ bán đấu giá hơn 122 triệu cổ phiếu LPB, với giá khởi điểm 28.930 đồng/cổ phiếu.
Đối với EIB, gần đây không có thông tin nào mới đáng kể, sau khi đã thống nhất ngày 15/2 tới đây sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 lần thứ 2. Nội dung quan trọng nhất là sẽ tiến hành bầu thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ VII (2020-2025).
Ở chiều ngược lại, vẫn là những cổ phiếu thuộc dòng bất động sản, xây dựng, vật liệu nối tiếp chuỗi ngày giảm sâu, với LCM, ROS, CII có thêm một tuần nằm trong những mã giảm sâu nhất sàn và tuần này đón thêm LDG, FCN, VPH, PXI, DXV.
Cổ phiếu FTM tuần này giảm sâu nhất sàn, sau khi HOSE có thông báo cổ phiếu FTM có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc do kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 21/1 đến 28/1:
Mã |
Giá ngày 21/1 |
Giá ngày 28/1 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 21/1 |
Giá ngày 28/1 |
Biến động giảm (%) |
TGG |
12 |
16.65 |
38,75% |
FTM |
6.7 |
4.76 |
-28,96% |
MCP |
26 |
31.6 |
21,54% |
LCM |
6.97 |
5.12 |
-26,54% |
LPB |
21.7 |
25 |
15,21% |
LDG |
20.2 |
15.1 |
-25,25% |
SVC |
109 |
123.8 |
13,58% |
DXV |
7.5 |
5.66 |
-24,53% |
NHA |
55.8 |
63.1 |
13,08% |
CII |
36.6 |
28 |
-23,50% |
SFI |
64.1 |
71.9 |
12,17% |
HID |
10.75 |
8.25 |
-23,26% |
EIB |
33.4 |
37.45 |
12,13% |
FCN |
28.3 |
22 |
-22,26% |
TCT |
35 |
39.1 |
11,71% |
VPH |
16.6 |
12.95 |
-21,99% |
DGW |
95.4 |
105 |
10,06% |
ROS |
9.05 |
7.09 |
-21,66% |
TVT |
28.1 |
30.9 |
9,96% |
PXI |
6.6 |
5.19 |
-21,36% |
Trên sàn HNX, cổ phiếu lớn KSF tuần này khởi sắc với cả 5 phiên đều đóng cửa trong sắc xanh, dù thời gian gần đây không có thông tin nào mới đáng kể.
Trái lại, nhóm cổ phiếu giảm giá còn lại phần lớn có tính đầu cơ như PLC, KLF, PVL, LIG, khi tiếp tục bị bán mạnh sau khi chạm mức cao từ giữa tháng 12 tới nay.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 21/1 đến 28/1:
Mã |
Giá ngày 21/1 |
Giá ngày 28/1 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 21/1 |
Giá ngày 28/1 |
Biến động giảm (%) |
KSF |
97.6 |
124 |
27,05% |
VGS |
38 |
29 |
-23,68% |
RCL |
19.2 |
23.5 |
22,40% |
LHC |
183.5 |
144 |
-21,53% |
VE2 |
7.3 |
8.8 |
20,55% |
PVL |
12.4 |
10 |
-19,35% |
HMH |
16 |
19 |
18,75% |
PLC |
49.7 |
40.3 |
-18,91% |
VBC |
30.2 |
35.5 |
17,55% |
VIT |
26.5 |
21.5 |
-18,87% |
INN |
39.2 |
44.9 |
14,54% |
QHD |
48.5 |
40 |
-17,53% |
BST |
14.1 |
16.1 |
14,18% |
SDN |
46.5 |
38.5 |
-17,20% |
CAN |
53.5 |
60 |
12,15% |
KLF |
6.6 |
5.5 |
-16,67% |
L40 |
35.7 |
40 |
12,04% |
KDM |
8 |
6.7 |
-16,25% |
VXB |
36 |
40.1 |
11,39% |
LIG |
15 |
12.6 |
-16,00% |
Trên UpCoM, nhóm cổ phiếu tăng, giảm mạnh nhất đáng chú ý có hai cổ phiếu PFL và VHG, khi có thanh khoản vượt trội, thậm chí VHG luôn nằm trong top các mã khớp lệnh cao nhất trong các phiên. Cả hai đều bị bán chốt lời mạnh, sau khi cũng đã đạt mức đỉnh thời gian gần đây.
Tuần này, UpCoM chào đón tân binh VUA của CTCP Chứng khoán Stanley Brothers với 33,9 triệu cổ phiếu có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 25/1, giá tham chiếu 19.000 đồng và cổ phiếu này đã tăng trần liên tiếp trong ba phiên ngày 25, 26 và 27/1, trước khi hạ nhiệt nhẹ trong phiên cuối tuần, nhưng vẫn tăng tới 14,29%, đưa giá cổ phiếu lên 40.000 đồng.
Thanh khoản mã VUA này cũng biến động mạnh, khi ba phiên đầu chỉ có hơn 2.000 đơn vị khớp lệnh/phiên, nhưng sang đến ngày 28/1 đã khớp tới hơn 25.000 đơn vị.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần từ 21/1 đến 28/1:
Mã |
Giá ngày 21/1 |
Giá ngày 28/1 |
Biến động tăng (%) |
Mã |
Giá ngày 21/1 |
Giá ngày 28/1 |
Biến động giảm (%) |
BSH |
26.4 |
46 |
74,24% |
TNP |
12 |
7.2 |
-40,00% |
BMN |
15.1 |
26.1 |
72,85% |
SQC |
48.2 |
31 |
-35,68% |
DCF |
21 |
31.1 |
48,10% |
TLI |
8.6 |
6.1 |
-29,07% |
HFB |
9.9 |
13.9 |
40,40% |
PFL |
12.2 |
8.8 |
-27,87% |
DAC |
5.9 |
8 |
35,59% |
HPI |
28 |
20.9 |
-25,36% |
HLY |
13.7 |
17.9 |
30,66% |
VHG |
10.2 |
7.8 |
-23,53% |
HDM |
24.3 |
30.8 |
26,75% |
PLA |
8.4 |
6.5 |
-22,62% |
VWS |
15.6 |
19.7 |
26,28% |
DCR |
8.9 |
6.9 |
-22,47% |
CT6 |
6.4 |
8 |
25,00% |
LGM |
9 |
7 |
-22,22% |
TR1 |
13.5 |
16.4 |
21,48% |
H11 |
9.7 |
7.7 |
-20,62% |