Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: “Tân binh” khuấy động thị trường

(ĐTCK) Không chỉ khuấy động thị trường với việc xác lập mức kỷ lục về thanh khoản, "tân binh" trong tuần qua còn bứt mạnh về giá và lọt vào Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần với thứ hạng khá cao.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần qua: “Tân binh” khuấy động thị trường

Thị trường tiếp tục đón nhận một tuần giao dịch tích cực. Cùng thanh khoản đạt mức cao kỷ lục nhất kể từ ngày thành lập, các chỉ số chính cũng đều duy trì đà tăng điểm, đặc biệt VN-Index liên tiếp phá đỉnh qua từng phiên giao dịch. Kết tuần, VN-Index đã tăng 24,48 điểm (+2,9%) lên mức đỉnh cao mới tại 868,21 điểm, còn HNX-Index tăng 2,01 điểm (+1,9%) lên 106,37 điểm.

Bên cạnh điểm tựa chính đến từ các mã vốn hóa lớn như VNM, VIC và các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, dầu khí đua nhau khoe sắc, với mức tăng trưởng mạnh của thị trường thì gần như tất cả các nhóm ngành cổ phiếu đều có mức tăng trưởng khá tốt.

Trong đó, “cuộc tăng tốc” của TIE - CTCP TIE vẫn tiếp diễn trong tuần này khi những chuỗi ngày tăng trần tiếp tục kéo dài. Với 5 phiên tăng trần liên tiếp, giá cổ phiếu TIE đã tăng từ mức 8.110 đồng/CP lên mức 11.300 đồng/CP, tương ứng tăng 39,33% và bằng xấp xỉ mức tăng trưởng của tuần trước. Như vậy, chỉ trong 2 tuần đầu tháng 11, cổ phiếu TIE từ mức giá chỉ 5.x đã vượt xa mệnh giá, với tổng cộng mức tăng lên tới 94,83%.

Tuy vậy, giao dịch của TIE vẫn khá hạn chế với những phiên khớp lệnh chỉ lên đến vài nghìn đơn vị. Tính chung trong cả tuần, thanh khoản của TIE chỉ đạt 17.100 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 180 triệu đồng.

Được biết, trong tuần qua TIE không đón nhận thêm thông tin tích cực nào. Thông tin gần nhất là đầu tuần trước, HĐQT Công ty đã quyết định chấp thuận chủ trương chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với lô đất rộng 3.755,4 m2 tại Phú Quốc. Giá trị chuyển nhượng bất động sản không được thấp hơn 3 lần giá trị vốn sổ sách được ghi nhận trong báo cáo tài chính gần nhất và không bằng hoặc vượt quá 35% giá trị tài sản của Công ty được ghi nhận trên báo cáo tài chính.

Điểm sáng là sự xuất hiện của 2 tân binh lớn với thứ hạng khá cao là PME của CTCP Công ty Cổ phần Pymepharco và VRE của Công ty Cổ phần Vincom Retail, với mức tăng tương ứng 35,29% và 28,25%, lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3.

Trong đó, cổ phiếu VRE chào sàn đã liên tiếp tạo sóng lớn cho thị trường. Ngay phiên tăng trần ngày đầu giao dịch, cùng với việc khoe sắc tím, VRE đã vượt qua những tên tuổi lớn như VCB, BID, MSN và là mã có vốn hóa lớn thứ 6 trên sàn HOSE. Sang phiên giao dịch thứ 2 (ngày 7/11), thỏa thuận khủng của VRE đã tạo thị trường có phiên thanh khoản “không tưởng”, xác lập mức kỷ lục nhất kể từ ngày thành lập.

Mặc dù giao dịch khớp lệnh khá hạn chế do vắng bóng lực cung nhưng với 5 phiên giao dịch trong tuần qua, trong đó có 2 phiên tăng hết biên độ cũng đủ giúp tên tuổi VRE xuất hiện trong bảng xếp hạng tuần này.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 6-10/11

Giá ngày 10/11

Giá ngày 3/11

Biến động tăng (%)

Giá ngày 10/11

Giá ngày 3/11

Biến động giảm (%)

TIE

11.3

8.11

39,33

PNC

25.95

34.5

-24,78

PME*

92

68

35,29

CTF

18

22.9

-21,4

VRE*

43.35

33.8

28,25

ROS

174.6

214.1

-18,45

DQC

41.7

33.6

24,11

VNG

12.65

14.3

-11,54

HU1

9.4

7.64

23,04

BBC

92

102.2

-9,98

HVG

6.26

5.14

21,79

NAV

4.7

5.19

-9,44

IDI

11.6

9.69

19,71

HTT

7

7.7

-9,09

ELC

16.05

13.5

18,89

VFG

47.4

52

-8,85

BHN

123

107.1

14,85

DHM

3.45

3.78

-8,73

CSM

14.1

12.3

14,63

KSA

1.73

1.88

-7,98

(PME chính thức niêm yết và giao dịch vào ngày 8/11, còn VRE chào sàn vào ngày 6/11).

Trong khi đó, PNC của Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam là mã giảm mạnh nhất tuần qua. Chỉ với duy nhất 1 phiên đứng giá vào đầu tuần và 4 phiên giảm sàn liên tiếp sau đó đã đẩy giá cổ phiếu PNC từ mức 34.500 đồng/Cp xuống còn 25.950 đồng/Cp, tương ứng giảm 24,78%.

Rất có thể, mâu thuẫn kéo dài giữa nhóm cổ đông lớn và nhóm cổ đông nắm quyền điều hành doanh nghiệp PNC mà đại diện là Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc đương nhiệm, là một trong những tác nhân chính tác động tới diễn biến thiếu tích cực của cổ phiếu này.

Được biết, sau 2 lần tổ chức bất thành đến lần thứ 3 vào ngày 26/10 vừa qua Đại hội đồng cổ đông bất thường của công ty đã thông qua việc miễn nhiệm HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2017 - 2021 để bầu lại. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát mới hoàn toàn bao gồm các ông: Đặng Bá Tùng, Nguyễn Hữu Hoạt, Đỗ Hoàng Trang, Nguyễn Đức Long, Huỳnh Đăng Khoa.

Theo báo cáo tài chính quý III/2017, 9 tháng Công ty ghi nhận doanh thu thuần 337 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 74,5% kế hoạch năm (600 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế hơn 17 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ và vượt tới 67,5% kế hoạch năm (10 tỷ đồng).

Đáng chú ý là màn lao dốc của cổ phiếu ROS – CTCP FLC Faros khi trải qua 3 phiên giảm sát sàn và chỉ nhích nhẹ 2 phiên, đã đẩy giá cổ phiếu từ mức đỉnh 214.100 đồng/CP xuống còn 174.600 đồng/CP, tương ứng giảm 18,45% và đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng.

Trên sàn HNX, cổ phiếu ATS của Công ty cổ phần Suất ăn công nghiệp Atesco đã tiếp tục tăng tốc bứt phá sau tuần “châm ngòi” trước đó.

Cụ thể, sau khi lọt vào bảng xếp hạng và đứng ở vị trí thứ 4 với 4 phiên tăng liên tiếp, cổ phiếu ATS tiếp tục có chuỗi 5 phiên tăng ròng trong tuần vừa qua, trong đó có tới 3 phiên đầu tuần tăng trần và đã trở thành quán quân với mức tăng vượt trội đạt 35,44%.

Được biết, kết thúc quý III/2017, ATS đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 18,5 tỷ đồng, tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm tới 74,47% so với cùng kỳ chỉ đạt hơn 224 triệu đồng.

Đứng ở vị trí thứ 2 là MEC của Công ty Cổ phần Someco Sông Đà với mức tăng hơn 25%. Ngoài ra còn có HTP, SDA, VIE cũng tăng hơn 20%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 6-10/11

Giá ngày 10/11

Giá ngày 3/11

Biến động tăng (%)

Giá ngày 10/11

Giá ngày 3/11

Biến động giảm (%)

ATS

38.6

28.5

35,44

NHC

29

38.3

-24,28

MEC

3.4

2.7

25,93

SDU

28.7

35.3

-18,7

HTP

8.9

7.2

23,61

SGD

11.9

14.6

-18,49

SDA

6

4.9

22,45

DL1

35.5

43

-17,44

VIE

9.9

8.2

20,73

BAX

19.6

23.5

-16,6

MLS

12.4

10.5

18,1

SJ1

16

19

-15,79

KHL

0.7

0.6

16,67

PTD

15

17.6

-14,77

PMC

79.4

68.2

16,42

CCM

35

41

-14,63

PVV

1.5

1.3

15,38

VMS

7.7

9

-14,44

PSC

13.8

12

15

KSK

1.3

1.5

-13,33

Trái lại, NHC của Công ty Cổ phần Gạch Ngói Nhị Hiệp sau khi trải qua 4 phiên tăng mạnh mẽ và được kéo lên mức giá 42.500 đồng/CP, cổ phiếu này đã có chuỗi “nghỉ hơi” khi đứng giá liên tiếp 11 phiên. Tuy nhiên, trong tuần vừa qua, NHC đã chịu áp lực bán chốt lời gia tăng mạnh và quay đầu lao dốc.

Với 4 phiên giảm sâu và chỉ duy nhất phục hồi trong phiên đầu tuần, đã đẩy giá cổ phiếu NHC từ mức 38.300 đồng/CP xuống còn 29.000 đồng/CP, tương ứng giảm 24,28%. Đây cũng là mã duy nhất trên sàn HNX có mức giảm hơn 20%.

Mới đây, NHC đã thống qua kết quả kinh doanh quý III/2017 với doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 25,9 tỷ đồng và 5,4 tỷ đồng. Đồng thời, đưa ra kế hoạch kinh doanh quý IV với tổng doanh thu đạt 30,64 tỷ đồng, lợi nhuận 4,72 tỷ đồng.

Ngoài ra, HĐQT Công ty cũng thống nhất chia cổ tức còn lại của năm 2016 là 5% và tạm ứng cổ tức 6 tháng đầu năm 2017 là 5%, thời gian thực hiện là trong quý IV này.

Ngoại trừ NHC, còn lại các mã trong bảng xếp hạng có biên độ giảm khá hẹp, trong khoảng 13-19%.

Trên sàn UPCoM, cũng như 2 tuần vừa qua, mức tăng của các cổ phiếu  không quá lớn.

Trong đó, KHD của CTCP Khai thác, Chế biến khoáng sản Hải Dương là quán quân của bảng xếp hạng khi đón nhận 2 phiên tăng trần, với tổng mức tăng đạt 60%.

Được biết, sau chuỗi ngày dài nằm bất động ở mốc tham chiếu, dù chỉ chuyển nhượng thành công 100 đơn vị, nhưng phiên tăng trần với biên độ lên tới 40% trong ngày 9/11, cùng với sắc tím được nối tiếp trong phiên cuối tuần, đã góp sức giúp KHD vượt qua các thành viên khác và trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường trong tuần qua.

Lý giải nguyên nhân cho màn bật tăng mạnh của KHD là không có khi trong hơn 2 tháng qua Công ty này không đón nhận thông tin hỗ trợ tích cực nào.

Ngoại trừ KHD có mức tăng vượt trội, còn các mã đứng nối tiếp sau đó có mức tăng trên 40% và trên 30%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 6-10/11

Giá ngày 10/11

Giá ngày 3/11

Biến động tăng (%)

Giá ngày 10/11

Giá ngày 3/11

Biến động giảm (%)

KHD

12

7.5

60

VVN

5.8

10.9

-46,79

VLB

43

30.2

42,38

RAT

7.2

12

-40

VKD

59

41.6

41,83

HDW

9

14

-35,71

GDW

21.3

15.1

41,06

RGC

4.6

7.1

-35,21

TAW

28

20

40

CNN

13.1

18.4

-28,8

BTH

10

7.3

36,99

VNI

6.5

9

-27,78

PXM

0.4

0.3

33,33

SHC

4.3

5.8

-25,86

V11

0.4

0.3

33,33

DCF

8.8

11.7

-24,79

BTU

7.9

6

31,67

BSG

7.5

9.9

-24,24

KBE

19

14.5

31,03

BMJ

11.5

15

-23,33

Ở chiều ngược lại, dẫn đầu bảng xếp hạng là cái tên không quá xa lạ - VVN của Tổng Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam.

Mặc dù chỉ mới đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM chưa tới 1 tháng nhưng VVN đã có tới 2 tuần liên tiếp bị rơi vào bảng top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần và tiêu cực hơn khi cổ phiếu này tịnh tiến lùi, từ vị trí thứ 9 trong tuần trước lên vị trí đầu bảng ở tuần vừa qua.

Cụ thể, với 4 phiên đầu tuần liên tiếp giảm sàn và 1 phiên duy nhất vào cuối tuần ngày 10/11 đứng giá tham chiếu, đã đẩy giá cổ phiếu VVN từ mức 10.900 đồng/CP xuống còn 5.800 đồng/CP, tương ứng giảm 46,79%. 

T.Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục