Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu đầu cơ nổi sóng

(ĐTCK) Trong khi các cổ phiếu bluechip đi ngang và không hỗ trợ nhiều cho thị trường, thì dòng tiền chảy mạnh trong tuần qua đã giúp nhiều cổ phiếu trong nhóm vừa và nhỏ nổi sóng.
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Cổ phiếu đầu cơ nổi sóng

Thị trường đã chứng kiến một tuần giao dịch đầy hứng khởi. Cùng với dòng tiền sôi động giúp thanh khoản tăng mạnh, chỉ số VN-Index đã giữ vững mốc 700 điểm và thiết lập mức đỉnh trong hơn 9 năm khi đóng cửa phiên cuối tuần ngày 10/2.

Cụ thể, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, VN-Index đã tăng 3,43 điểm lên mức 703,78 điểm; còn HNX-Index tăng 1,01 điểm lên mức 86,04 điểm khi có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm.

Trong khi các cổ phiếu bluechip giao dịch đi ngang và không hỗ trợ nhiều cho thị trường thì dòng tiền chảy mạnh giúp nhiều cổ phiếu trong nhóm vừa và nhỏ lại nổi sóng với những phiên tăng trần. Chính vì vậy, thống kê top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tuần trên các sàn giao dịch đều có sự xuất hiện của các cổ phiếu trong nhóm này ở những vị trí cao.

Trên sàn HOSE, CDO của CTCP Tư vấn Thiết kế và Phát triển Đô thị là quán quân của bảng xếp hạng với mức tăng đạt gần 40%.

Được mệnh danh là một cổ phiếu có mức biến động lớn nhất trong thời gian gần đây. Từ mức giá 37.200 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 30/11/2016), CDO đã rơi xuống vực thẳm khi trải qua tới 32 phiên giảm sàn liên tiếp, đẩy giá cổ phiếu xuống chỉ còn 3.090 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 23/1/2017).

Sau chuỗi ngày dài lao dốc, CDO đã hồi sinh và ghi nhận 9 phiên tăng trần và đóng cửa ngày 10/2 tại mức giá 5.630 đồng/CP.

Đến thời điểm này, CDO vẫn chưa có báo cáo tài chính quý IV/2016, tuy nhiên, những câu hỏi lớn liên quan đến tình hình tài chính của Công ty với các khoản phải thu lớn ở thời điểm cuối quý III/2016 vẫn chưa có lời giải.

Ngoài CDO, trong bảng xếp hạng, những cái tên khác trong nhóm vừa và nhỏ như SGT của CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn, UDC của CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ATG của CTCP An Trường An, ANV của CTCP Nam Việt cũng đều có mức tăng khá mạnh, từ 35% đến hơn 39%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần từ 6-10/2

Giá ngày 10/2

Giá ngày 3/2

Biến động tăng (%)

Giá ngày 10/2

Giá ngày 3/2

Biến động giảm (%)

CDO

5.63

4.03

39,7

VNA

1.37

1.67

-17,96

SGT

4.69

3.37

39,17

STK

18.3

21.45

-14,69

POM

11.8

8.48

39,15

HVG

6.75

7.79

-13,35

UDC

3.09

2.23

38,57

PNC

14.4

16.6

-13,25

ATG

2.52

1.82

38,46

BTT

26.65

30.7

-13,19

ANV

6.35

4.68

35,68

CYC

2.77

3.18

-12,89

KAC

16.1

13.3

21,05

APG

4.82

5.4

-10,74

KSA

1.77

1.5

18

RIC

9.13

10.2

-10,49

TCM

17

14.6

16,44

HU3

8.38

9.3

-9,89

FMC

23.7

20.5

15,61

VAF

12.2

13.5

-9,63

Ở chiều ngược lại, VNA của CTCP Vận tải biển Vinaship đứng trước nguy cơ hủy niêm yết, đã là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần. Với 1 phiên tăng duy nhất ngày 7/2 và 4 phiên giảm, trong đó có 3 phiên giảm sàn, đã đẩy giá cổ phiếu VNA về mức 1.370 đồng/CP khi đóng cửa phiên cuối tuần ngày 10/2, tương ứng biên độ giảm cả tuần đạt gần 18%.

Theo báo cáo tài chính quý IV/2016, lợi nhuận sau thuế cả năm Công ty đạt âm 98,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là âm 205,47 tỷ đồng, vượt số vốn điều lệ thực góp của cổ đông là 200 tỷ đồng. Theo đó, HOSE đã có lưu ý về nguy cơ cổ phiếu VNA bị hủy niêm yết và mọi quyết định dều đang chờ báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016.

Trên sàn HNX, cổ phiếu tí hon HKB của CTCP Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần. Với 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 3 phiên tăng trần đã kéo giá cổ phiếu HKB từ mức 1.900 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 3/2) lên 2.600 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 10/2), tương ứng tăng 36,84%.

Một trong những nguyên nhân giúp HKB khởi sắc có thể là do Công ty đã đề ra các mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2017 khả quan. Cụ thể, HKB đặt kế hoạch doanh thu 2017 đạt gần 1.935 tỷ đồng, tăng trưởng 61% so với kế hoạch năm 2016; lợi nhuận sau thuế xấp xỉ mục tiêu của năm trước, đạt 52,44 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí thứ 2 là cái tên khá lạ lẫm trong danh mục các cổ phiếu “rẻ bèo” – NHP của CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP. Dù bị chốt lời trong phiên cuối tuần ngày 10/2 nhưng với 4 phiên tăng trần trước đó đã giúp NHP tăng trưởng 34,62%.

Ngoài ra, trong bảng xếp hạng cũng có những gương mặt với thị giá chỉ 2x như ASA của CTCP Liên doanh SANA WMT và DPS của CTCP Đầu tư Phát triển Sóc Sơn với mức tăng đều đạt hơn 20%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX tuần từ 6-10/2

Giá ngày 10/2

Giá ngày 3/2

Biến động tăng (%)

Giá ngày 10/2

Giá ngày 3/2

Biến động giảm (%)

HKB

2.6

1.9

36,84

PCG

4.9

6.6

-25,76

NHP

3.5

2.6

34,62

KDM

6.2

8.3

-25,3

VMC

38.5

29.8

29,19

MHL

6.2

8.3

-25,3

VE9

7.8

6.1

27,87

PTD

19.5

23.9

-18,41

ASA

2

1.6

25

CAN

21.3

25.9

-17,76

API

14.5

11.7

23,93

PSI

6.5

7.9

-17,72

DPS

2.1

1.7

23,53

AMV

8

9.7

-17,53

SIC

9.6

7.8

23,08

HKT

4.9

5.8

-15,52

HCT

14.5

12

20,83

HLC

7.3

8.6

-15,12

TET

26.7

22.1

20,81

THS

8

9.2

-13,04

Trái lại, PCG của CTCP Đầu tư và Phát triển Gas Đô thị dẫn đầu bảng xếp hạng cổ phiếu giảm mạnh của tuần. Với 3 phiên giảm sàn và 2 phiên đứng giá khi không có giao dịch, giá cổ phiếu PCG đã bị đẩy từ mức 6.600 đồng/CP xuống mức 4.900 đồng/CP, tương ứng giảm 25,76%.

Tiếp đó, KDM của CTCP Xây dựng và Thương mại Long Thành và MHL của CTCP Minh Hữu Liên cũng có mức giảm hơn 25%.

Trên sàn UPCoM, bảng xếp hạng Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần vẫn là sự góp mặt của những mã có mức tăng trưởng mạnh nhất của cả thị trường bởi biên độ giao dịch cho phép của sàn này lớn hơn nhiều so với 2 sàn niêm yết.

Trong đó, SGR của CTCP Địa ốc Sài Gòn có 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó có tới 4 phiên tăng trần là quán quân của bảng xếp hạng với mức tăng lên tới 79,5%.

Cũng có 4 phiên tăng trần, NS2 của CTCP Nước sạch số 2 Hà Nội đứng thứ 2 với mức tăng vượt 70%. Tuy nhiên, giao dịch của NS2 khá nhỏ giọt với những phiên tăng trần đều chỉ khớp lệnh 100 đơn vị.

Đáng chú ý, trong bảng xếp hạng cũng có những mã tí hon có mức tăng trên dưới 30% như SD8 của CTCP Sông Đà 8 và NOS của CTCP Vận tải Biển Bắc (đều có thị giá chỉ vài trăm đồng), thậm chí SHG của Tổng CTCP Sông Hồng với mức tăng hơn 47%.

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên sàn UPCoM tuần từ 6-10/2

Giá ngày 10/2

Giá ngày 3/2

Biến động tăng (%)

Giá ngày 10/2

Giá ngày 3/2

Biến động giảm (%)

SGR

56.9

31.7

79,5

ICC

17.3

32.9

-47,42

NS2

11.6

6.7

73,13

BWA

4.4

7.4

-40,54

SDJ

8.8

5.4

62,96

TGP

6.3

10.2

-38,24

SHG

3.1

2.1

47,62

PVP

6.3

9.9

-36,36

BEL

8.3

6

38,33

TVB

20.8

28.6

-27,27

SD8

0.4

0.3

33,33

SBL

27.3

37

-26,22

THW

21.7

16.5

31,52

NS3

17.8

23.8

-25,21

HRT

6.4

4.9

30,61

PXM

0.3

0.4

25

DBM

22.9

17.8

28,65

IFS

9

11.8

-23,73

NOS

0.5

0.4

25

HES

10

13

-23,08

Trong khi đó, ICC của CTCP Xây dựng Công nghiệp sau 1 tuần bất động ở mức tham chiếu đã liên tiếp giảm sàn 4 phiên và trở thành cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần qua, với mức giảm lên tới hơn 47%. Từ mức giá 32.900 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 3/2), ICC đã bị đẩy xuống mức giá 17.300 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 10/2) nhưng giao dịch khá hạn chế với tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 900 đơn vị.

Giống ICC, BWA của CTCP Cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc cũng có tới 4 phiên giảm liên tiếp vào cuối tuần và đứng ở vị trí thứ 2 của bảng với mức giảm hơn 40%.

Thanh Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,209.52 4.55 0.38% 154,884 tỷ
HNX 226.82 -0.75 -0.33% 1,394 tỷ
UPCOM 88.66 0.33 0.37% 435 tỷ