Tôn trọng quyền của doanh nghiệp

(ĐTCK-online) Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Phạm Duy Khương khẳng định, giới DN rất đồng tình và ủng hộ Luật Quản lý thuế (QLT). "Không ai khác, chính DN là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất do phương thức QLT mới đã thực sự tôn trọng DN, trao quyền hạn cho DN trong việc xác định nghĩa vụ với Nhà nước. Cơ quan quản lý thuế chỉ làm nhiệm vụ cầu nối giúp DN tuân thủ pháp luật về thuế", ông Khương phân tích.
Ông Phạm Duy Khương. Ông Phạm Duy Khương.

Thưa ông, thái độ của DN ra sao sau 6 tháng triển khai Luật QLT?

 

Kết quả này có được, theo ông là do đâu?

Luật QLT là "luật khung" quy định rõ ràng quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cả người nộp thuế lẫn cơ quan quản lý thuế trong việc thực thi tất cả luật thuế hiện hành và các luật thuế sẽ được ban hành trong thời gian tới. Nếu không nắm được những quy định từ việc đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế… đến xử lý vi phạm về thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế thì DN không thể biết được mình thực hiện có đúng luật hay không, cơ quan thuế có thực hiện đúng luật hay không. Mặc dù đây là luật mới, thống nhất lại công tác quản lý các loại thuế và có tác động đến mọi đối tượng trong xã hội, nhưng sau 6 tháng triển khai, theo điều tra của chúng tôi thì DN rất ủng hộ vì luật này phù hợp với thực tế của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế.

 

Vì sao thái độ của DN thay đổi nhanh như vậy?

Ở các nước trên thế giới, số lượng nhân viên làm công tác thanh tra, kiểm tra và tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số nhân viên thuế vụ, còn ở Việt Nam trước đây, số lượng nhân viên làm việc này rất ít. Sự khác biệt này đã dẫn đến tình trạng trốn thuế, gian lận thuế và đặc biệt không hiểu biết về thuế nên vi phạm chính sách thuế. Nhận thức được điều này, triển khai Luật QLT, chúng tôi tập trung nhân lực vào công tác tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế và thanh tra, kiểm tra thuế. Sự thay đổi nhận thức của DN về nghĩa vụ của họ với ngân sách được cải thiện đáng kể, theo tôi, một mặt nhờ vào phương pháp tiếp cận đối tượng nộp thuế phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với sự mong mỏi của DN; mặt khác là nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền, giải thích pháp luật thuế.

 

Thưa ông, những điều mà DN đón nhận nhất với Luật QLT là gì?

Thứ nhất, quy định cho phép DN tự tính thuế, tự khai thuế và tự nộp thuế. Khi được "trao quyền tự quyết", DN thấy họ thực sự được cơ quan quản lý nhà nước tôn trọng và khi được tôn trọng thì ý thức tự giác của DN rất cao. Thứ hai, quy định về hậu kiểm trong khâu hoàn thuế. Quy định này thể hiện cơ quan quản lý nhà nước tin tưởng vào sự trung thực của DN và trên thực tế họ đã đáp lại niềm tin này. Cụ thể, năm 2007, sau khi hoàn thuế, ngành thuế tiến hành kiểm tra hơn 4.100 đơn vị nhưng chỉ phát hiện số thuế đề nghị hoàn sai quy định 17,7 tỷ đồng.

 

DN cho rằng, nộp tiền vào ngân sách thì dễ, còn để được ngân sách hoàn lại tiền thuế nộp thừa thì không như vậy?

Trước đây có thể là như vậy, nhưng với Luật QLT, ngành thuế phải thực hiện hoàn ngay thuế cho DN trừ một số trường hợp phải kiểm tra trước khi hoàn. Trước đây, có những sắc thuế DN nộp thừa và có sắc thuế nộp thiếu, nhưng không được "cân đối, bù trừ" giữa phần nộp thừa và nộp thiếu khiến nợ thuế, xử lý nợ thuế thực sự là "khối nợ" đeo bám DN và cơ quan thuế.

 

Tuy nhiên, kết quả đạt được cũng mới chỉ là bước đầu, thưa ông?

Ngành tài chính cũng xác định như vậy. Chính vì thế, để tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, ngành thuế một mặt đẩy mạnh 2 nhiệm vụ trọng tâm là tuyên truyền - hỗ trợ và thanh tra, kiểm tra; mặt khác đẩy mạnh áp dụng CNTT nhằm tạo điều kiện cho DN giảm bớt thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thuế. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được tham vọng cải cách thủ tục hành chính thuế thì DN cũng phải áp dụng CNTT trong quản trị, điều hành.

Hơn 600.000 lượt người (chủ yếu là DN) đã đến cơ quan thuế hoặc điện thoại đến cơ quan thuế để được tư vấn; khoảng 3 triệu lượt người truy cập vào website của cơ quan thuế để tìm hiểu pháp luật về thuế. Những con số này đã khẳng định, DN hết sức quan tâm tới phương thức QLT mới. Kết quả bước đầu đạt được là, trong 11 tháng đầu năm đã có gần 233.000 người đến cơ quan thuế để xin cấp mã số thuế mới.

Mạnh Bôn thực hiện.
Mạnh Bôn thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,240.18 -4.52 -0.36% 172,142 tỷ
HNX 236.36 0.68 0.29% 1,675 tỷ
UPCOM 91.48 -0.24 -0.27% 788 tỷ