Theo đó thu thập tổng hợp các ý kiến đóng góp của các đơn vị thuộc các khối sản xuất than hầm lò, lộ thiên, tuyển chế biến than, kho vận, cơ khí tập trung vào việc điều chỉnh về sản lượng khai thác và thời gian khai thác đối với các Dự án nằm trong Quy hoạch.
Chỉ đạo việc lấy ý kiến đóng góp và điều chỉnh Quy hoạch, ông Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn đã yêu cầu Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư mỏ và Công nghiệp tổng hợp và tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp của các đơn vị đối với Quy hoạch điều chỉnh, tập trung vào một số vấn đề chủ yếu, bao gồm: sản lượng trong Quy hoạch điều chỉnh phải bám sát nhu cầu thực tế của thị trường trong nước, tập trung vào các hộ tiêu thu than lớn như điện, xi măng, hoá chất, phân đạm; xác định cụ thể phần tài nguyên và trữ lượng than của các nguồn than; xem xét lại tổng sản lượng khai thác trong Quy hoạch điều chỉnh và tổng sản lượng khai thác trong Quy hoạch 60.
Về vấn đề công nghệ, theo chỉ đạo của ông Hải, đối với khai thác lộ thiên tập trung vào cụm 3 mỏ Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai. Đối với khai thác hầm lò, điều chỉnh Quy hoạch, đưa vào các công nghệ mới, nhằm huy động tối đa tài nguyên trữ lượng than vào khai thác.
Đối với tuyển chế biến, nâng cao năng lực tuyển phục vụ cho quá trình cơ giới hoá khai thác than hầm lò. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh Quy hoạch cũng tính tới cân đối nguồn vốn đầu tư trong điều chỉnh Quy hoạch so với nguồn vốn đầu tư trong Quyết định số 60/QĐ-TTg của Chính phủ.
Đối với việc thực hiện các đề án thăm dò xác định trữ lượng tài nguyên, ưu tiên phát triển diện rộng như một số dự án Bảo Đài 1 thuộc Công ty than Vàng Danh và Bảo Đài 2 thuộc Công ty than Nam Mẫu, dự án thăm dò xuống sâu tại Công ty than Quang Hanh.
Quy hoạch phát triển ngành Than đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (Quy hoạch 60) được ban hành theo Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Sau 2 năm triển khai thực hiện, việc triển khai Quy hoạch gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan đòi hỏi có sự điều chỉnh phù hợp.