Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng tăng trưởng khả quan trở lại trong năm 2021, dẫn đầu là kỳ vọng về nhu cầu vay thương mại và dịch vụ, đặc biệt là vay xuất, nhập khẩu.
Các tổ chức tín dụng cho biết đã và dự kiến tiếp tục cắt giảm lãi suất biên và các phí phi lãi suất trong 6 tháng cuối năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 để hỗ trợ, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên, xếp hạng tín nhiệm của khách hàng và điều kiện, điều khoản khác cũng được các tổ chức tín dụng quan tâm, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng tổng thể được các tổ chức tín dụng nhận định có dấu hiệu “tăng” trong năm 2020 so với năm 2019, trong đó rủi ro của các khoản vay kinh doanh bất động sản được nhận định “tăng” cao nhất, rủi ro của các khoản vay ngắn hạn được nhận định tăng cao hơn các khoản vay trung, dài hạn. Các tổ chức tín dụng kỳ vọng rủi ro tín dụng giảm nhẹ trong năm 2021 so với năm 2020.
Khảo sát cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid, lĩnh vực “bán buôn, bán lẻ” và “xuất nhập khẩu” được nhiều tổ chức tín dụng lựa chọn là động lực tăng trưởng tín dụng hơn các lĩnh vực khác. Khác với đánh giá của năm 2019, có 56% tổ chức tín dụng lựa chọn lĩnh vực “Xây dựng” là động lực tăng trưởng tín dụng.
Dự kiến 6 tháng đầu năm và cả năm 2021, các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung cho vay các lĩnh vực có tiềm năng phục hồi tăng trưởng mạnh như: Bán buôn bán lẻ (55,8 - 57,7%); Xuất nhập khẩu (54,8 - 56,7%); “Phục vụ nhu cầu đời sống (44,2 - 45,2%); Xây dựng (38,5 - 44,2%)...
Trong 6 tháng cuối năm 2020, các tổ chức tín dụng cho biết đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tổng thể của khách hàng ở mức độ cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2020 và đạt mức cao nhất kể từ khi NHNN tiến hành điều tra Xu hướng tín dụng vào tháng 12/2017 (99,2% tổ chức tín dụng cho biết đã đáp ứng từ “75 - 100%” nhu cầu vay vốn).
100% tổ chức tín dụng thuộc nhóm 15 ngân hàng thương mại trọng yếu cho biết đã đáp ứng trên 75% nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngoài ra, 2 nhân tố được đánh giá là có ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc các tổ chức tín dụng đáp ứng <75% nhu cầu vay vốn của khách hàng trong 6 tháng cuối năm 2020 là “Khẩu vị rủi ro của đơn vị” và “Triển vọng kinh tế”.
Điểm đáng chú ý, 6 tháng cuối năm 2020, các tổ chức tín dụng cho biết đã “nới lỏng” tiêu chuẩn tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều lĩnh vực ưu tiên và giảm “thắt chặt” tiêu chuẩn tín dụng đối với các nhóm khách hàng khác.
Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2021 và cả năm 2021, các tổ chức tín dụng dự kiến “nới lỏng nhẹ” tiêu chuẩn tín dụng đối với các nhóm khách hàng.
Cơ sở để thực hiện việc “nới lỏng” tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2021 là triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan, phù hợp chính sách và định hướng của Chính phủ, NHNN để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế