“Triển lãm CNTT – Điện tử - Viễn thông” tại TP.HCM sẽ có khoảng 50 gian hàng

(ĐTCK) Dưới sự chủ trì của UBND TP.HCM, triển lãm CNTT – Điện tử - Viễn thông lần 1 năm 2017 diễn ra tại TP.HCM từ ngày 11-12/5 sẽ được tổ chức bởi Sở Thông tin và Truyền thông HCM với sự đồng hành của Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI 
“Triển lãm CNTT – Điện tử - Viễn thông” tại TP.HCM sẽ có khoảng 50 gian hàng

Tại hội chợ, triển lãm, khoảng 50 gian hàng sẽ trưng bày các công nghệ, ứng dụng, phần mềm mới nhất với 3 nội dung chính: Sản phẩm tiềm năng – Khởi nghiệp sáng tạo; Vi mạch – Điện tử - Viễn thông và Sản phẩm CNTT xây dựng Chính phủ điện tử và Thành phố.

Trong khuôn khổ hội chợ cũng sẽ diễn ra 4 phiên hội thảo, Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI sẽ chủ trì một hội thảo với chủ đề “Giải pháp số hóa phục vụ cải cách hành chính và chính quyền điện tử”.

Các nội dung chính sẽ được trình bày tại hội thảo bao gồm như: Số hóa hồ sơ tài liệu trong xây dựng chính phủ điện tử và thành phố thông minh; Giải pháp số hóa hồ sơ tài liệu xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành (Tư pháp, Tài nguyên môi trường, Đăng ký kinh doanh, Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch kiến trúc, Văn thư lưu trữ …); Công nghệ nhận dạng IONE của FSI ứng dụng trọng số hóa văn bản hành chính nhà nước; Cổng thông tin đối thoại giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, có đến 90% thông tin quan trọng tại các cơ quan nhà nước vẫn được thể hiện trên giấy và chủ yếu được lưu trữ theo phương pháp truyền thống, trên các giá kệ, kho lưu trữ... Cùng đó, với khối doanh nghiệp, có đến 67% dữ liệu bị thất thoát do quá trình tìm kiếm, sử dụng tài liệu bản "cứng". Đây chỉ là một trong những hệ lụy mà phương pháp lưu trữ, quản lý tài liệu truyền thống.

Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu số thay thế cho cơ sở dữ liệu truyền thống (dữ liệu lưu trữ bản cứng) là một phần vô cùng quan trọng. Đặt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mang đến vô vàn cơ hội và thách thức, đây không còn là câu chuyện chuyên môn của từng bộ phận, doanh nghiệp mà chính là "bài toán" không nhỏ với mỗi cơ quan, doanh nghiệp, để có thể giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa quy trình hoạt động, gia tăng sức cạnh tranh.

Đặc biệt, với khối với các cơ quan nhà nước, đây là yêu cầu cấp bách được đặt ra, nhằm thực hiện Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Quyết định số 714 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung (như về dân cư, bảo hiểm, đăng ký kinh doanh…) và cơ sở dữ liệu chuyên ngành (cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường, người có công…).

V. Dương

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục