Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Mua bán-Sáp nhập Việt Nam 2016 (M&A Vietnam Forum 2016) với chủ đề "M&A trong không gian kinh tế mở", phiên thảo luận thứ hai với chủ đề "Cuộc đua mới đã bắt đầu" ghi nhận nhiều chia sẻ thẳng thắn về cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các ngành nghề và giữa các quốc gia trong khu vực trong bối cảnh Việt Nam đang là điểm đến thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư.
Tiêu dùng và bất động sản hấp dẫn
Theo các diễn giả, lĩnh vực tiêu dùng và bất động sản hiện là những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, thời gian gần đây, ngành công nghiệp bán lẻ đang phát triển khá tốt, đặc biệt với thị trương 90 triệu dân, trong đó đa số là dân số trẻ, năng động và mức tăng trưởng ổn định, cao hơn so với các ngành công nghiệp khác, đã giúp lĩnh vực tiêu dùng hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đâu tư nước ngoài.
Hơn nữa, quá trình đô thị hóa đã làm lớn hơn miếng báng thị phần cho các doanh nghiệp. Thực tế cũng cho thấy, dư địa tăng trưởng của ngành bán lẻ còn khá lớn khi tỷ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam tại các trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lơi… hiện nay rất thấp, chưa đạt tỷ lệ 30%.
Theo ông Sam Yoshida, Giám đốc điều hành cao cấp Tập đoàn Recof, các giao dịch đầu tư tại Việt Nam chiếm 80% gói đầu tư, cao hơn cả tại Nhật Bản. Thị trường bán lẻ mở cửa gần đây với nhiều kiểu đầu tư bán lẻ hiện đại, ngày càng có nhiều gói đầu tư từ Nhật Bản với điều kiện chính sách thong thoáng hơn.
Các diễn giả trao đổi tại phiên thảo luận thứ hai với chủ đề ""Cuộc đua mới đã bắt đầu" - Ảnh: Lê Toàn
Ở lĩnh vực bất động sản, theo bà Nguyễn Thị Mỹ Phương, Giám đốc điều hành CTCP Địa ốc Tiến Phước, thị trường bất động sản Việt Nam đang hấp dẫn nhà đầu tư, bởi Việt Nam có một hệ thống chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng đối tốt, thu nhập trung lưu cải thiện và cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, so về kinh nghiệm, thị trường bất động sản Việt Nam còn khá non trẻ, vì vậy tiềm nắng còn lớn, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu giới, tỷ suất sinh lợi cao hơn so với một số thị trường trong khu vực.
Chia sẻ về kinh nghiệm M&A của công ty mình, bà Phương cho biết, Tiến Phước cũng như nhiều doanh nghiệp khác, khi thực hiện thương vụ M&A sẽ tìm hiểu về lịch sử kinh doanh của công ty đối tác và xem công ty đó có sẵn sàng làm việc lâu dài, cùng một tiếng nói với mình hay không.
"Để đi đến một sự đồng thuận về chiến lược là một thách thức lớn, chúng tôi phải mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu các nhà phát triển bất động sản quốc tế, phạm vi hoạt động, thời gian để các bên chia sẻ các dự án và hướng phát triển", bà Phương chia sẻ.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, bất động sản đang chứng khiến sự cạnh tranh khốc liệt kể từ tháng 8/2014 và nếu không có cạnh tranh thì sẽ không có động lực để vươn lên.
Theo ông Townsend, nguyên nhân khiến thị trường bất động sản Việt Nam thu hút nhà đầu tư, vì vị trị quan trọng, trong khi các thị trường khác ít hấp dẫn hơn.
Ông Seek Yee Chung, Luật sư điều hành Công ty Luật Backers and Mckenzie cho rằng, ngoài địa ốc, tiêu dùng, công nghệ và thương mại điện tử cũng là lĩnh vực mà nhều nhà đầu tư quan tâm và tìm kiếm cơ hội trong thời gian tới, với mức độ thâm nhập vô cùng cao.
Tuy nhiên, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, sự phát triển của lĩnh vực bán lẻ thương mại điện tử Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và nếu không cẩn thận thì sẽ nhanh chóng tụt hậu so với khu vực.
"Để đi đến một sự đồng thuận về chiến lược là một thách thức lớn, chúng tôi phải mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu các nhà phát triển bất động sản quốc tế, phạm vi hoạt động, thời gian để các bên chia sẻ các dự án và hướng phát triển"
- Bà Nguyễn Thị Mỹ Phương, Giám đốc điều hành CTCP Địa ốc Tiến Phước.
Bà Loan cho rằng, mặc dù hạ tầng thông tin, viễn thông, điện tử ngày càng phát triển và lượng người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng nhiều, nhưng thương mại điện tử Việt Nam vẫn không phát triển theo đúng nghĩa do vấp phải ở khâu thanh toán điện tử, nhất là trước nhiều vụ việc gần đầy như của Vietnam Airline, Vietcombank, hết khiến lòng tin của người tiêu dùng bị lung lay.
"Thói quen mua hàng và thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn khá phổ biến. Do đó, việc đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi giao dịch qua thẻ cũng là cơ hội để các doanh nghiệp bán lẻ tận dụng và tham gia vào lĩnh vực này", bà Loan nói.
Nhìn lại thịt trường M&A vừa qua, bà Loan cho biết, quốc tịch của nhà đầu tư không phải là yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động M&A lĩnh vực tiêu dùng, mà điều quan trọng khi kết hợp với nhau cả bên mua và bên bán cần nhìn chung một hướng, cùng quan điểm phát triển đi lên thông qua việc đóng góp những kinh nghệ, công nghệ mới cho các doanh nghiệp được mua lại.
Đặc biệt, theo ông Sam Yoshida, hoạt động M&A của các nhà đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đã có dấu hiệu tăng tốc trở lại từ năm 2015, nhất là trong lĩnh vực địa ốc - lĩnh vực trước đây các nhà đầu tư này hầu như không mấy quan tâm.
"Sắp tới, nhà đầu tư Nhật Bản sẽ mở rộng đầu tư không chỉ tại TP. HCM và Hà Nội, mà sẽ mở rộng tại Đà Nẵng. Các công ty đầu tư vào Việt Nam không phải chỉ là những công ty lớn, mà cả các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản. Do đó, chúng tôi tin tưởng thị trường M&A trong năm 2016 và trong tương lai sẽ sôi động và mạnh mẽ hơn nhiều", ông Sam Yoshida nhận định.
Ông Sam Yoshida đánh giá, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, có nhiều doanh nghiệp hấp dẫn không chỉ với nhà đầu tư lớn, mà còn với nhà đầu tư nhỏ lẻ từ Nhật. Ngoài ra, cũng cần có nhiều kênh để cung cấp thông tin về năng lực doanh nghiệp để nhà đầu tư cân nhắc.
"Sắp tới, nhà đầu tư Nhật Bản sẽ mở rộng đầu tư không chỉ tại TP. HCM và Hà Nội, mà sẽ mở rộng tại Đà Nẵng. Các công ty đầu tư vào Việt Nam không phải chỉ là những công ty lớn, mà cả các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản"
- Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam.
Với thực tiễn tư vấn nhiều thương vụ M&A, ông Seek Yee Chung, Luật sư điều hành Công ty Luật Backers & Mackenzie cho rằng, dù tốt hay xấu, khi một doanh nghiệp đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), hay cổ phần hóa đều phải tuân thủ nguyên tắc phải minh bạch, thông tin tài chính rõ ràng. Đây là cách để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.