Khảo sát BCI do Decision Lab thực hiện và được gửi tới mạng lưới 1.400 thành viên của EuroCham, đóng vai trò như một thước đo tâm lý của các doanh nghiệp châu Âu đang hoạt động tại Việt Nam.
Kết quả khảo sát cho thấy những cam kết ngày càng tăng về tính bền vững của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, với 7% đã đạt được mức trung hòa carbon, 37% đặt ra mục tiêu hoàn thành vào hoặc trước năm 2050, 18% tham vọng đặt mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2030.
Tuy nhiên, theo Decision Lab, các doanh nghiệp được khảo sát đã chỉ ra một số trở ngại chính trong nỗ lực trung hoà carbon của họ, bao gồm: Khách hàng lưỡng lự trong việc trả giá cao cho các sản phẩm bền vững; Các khuyến khích và quy định của Chính phủ không đầy đủ để thúc đẩy tính bền vững; Khả năng tiếp cận với các nguồn năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng quản lý chất thải hiệu quả còn hạn chế; Hạn chế tài chính trong việc thực hiện các hoạt động bền vững; Nhân viên không có kiến thức đầy đủ và không tham gia với các sáng kiến bền vững; Khó khăn trong việc đo lường lượng khí thải và đảm bảo tuân thủ chuỗi cung ứng.
Trái lại, một điểm tích cực đó là việc ký kết nghị định về thỏa thuận mua bán điện trực tiếp (DPPA) đã mang lại hy vọng. Việc thực hiện nhanh chóng và thành công có thể giải quyết một số thách thức, đặc biệt bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng sạch và có khả năng mang lại những khuyến khích bền vững tốt hơn.
Sự kiện kéo dài ba ngày sẽ bao gồm các phiên hội thảo, triển lãm công nghệ xanh và phiên toàn thể cấp cao với các nhà lãnh đạo châu Âu và Việt Nam. Sự kiện nhằm mục đích trang bị cho các doanh nghiệp kiến thức, sự kết nối và các công cụ cần thiết để điều hướng bối cảnh kinh doanh đang phát triển của Việt Nam đồng thời thúc đẩy các hoạt động có trách nhiệm với môi trường.