Ủy thác tiền gửi nhìn từ vụ án Huyền Như

Dư luận đang quan tâm tự hỏi nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhưng hậu quả nghiêm trọng của vụ án nằm ở đâu?
Ủy thác tiền gửi nhìn từ vụ án Huyền Như

Đã có kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như. Hàng loạt ngân hàng liên quan tới nhân vật này thông qua hoạt động ủy thác. Dư luận đang quan tâm tự hỏi nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhưng hậu quả nghiêm trọng của vụ án nằm ở đâu?

 

Phần đầu

Trong vòng 18 tháng, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011 một số ngân hàng đã ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các ngân hàng khác với lãi suất cao hơn quy định. Theo cơ quan điều tra, ở ACB con số ủy thác là 36.322 tỷ đồng vào 29 ngân hàng khác.

Thời điểm đó chính sách thắt chặt tiền tệ bắt đầu guồng quay nhanh, mặt bằng lãi suất được nâng lên qua việc tăng dần trần lãi suất huy động. Những ngân hàng yếu kém ngay lập tức gặp vấn đề thanh khoản và khi kênh liên ngân hàng trục trặc do yêu cầu của người cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp (thường là vàng, ngoại tệ), huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp là con đường duy nhất để “chữa cháy” thanh khoản bấy giờ.

Ủy thác tiền gửi nhìn từ vụ án Huyền Như ảnh 1

Trần lãi suất huy động đã bị xé rào trên diện rộng. Ngân hàng lách đủ kiểu để trả cho người gửi tiền mức lãi suất cao hơn trần. Trên các bảng niêm yết lãi suất tiết kiệm của ngân hàng và trong số tiền gửi của người dân, lãi suất là một đường thẳng băng đồng loạt 14%, nhưng thực tế người ta nhận được lãi suất tới 17-19%/năm, thậm chí 20%/năm nếu số tiền lên tới hàng tỉ đồng.

Tuy nhiên thanh khoản không “lay động” mọi ngân hàng. Nhiều tổ chức tín dụng vẫn huy động được lãi suất đụng trần hoặc thấp dưới trần nhờ hệ thống mạng lưới rộng, hoặc nhờ uy tín, thương hiệu. Khi đầu ra khó khăn vì tăng trưởng tín dụng bị giới hạn và những doanh nghiệp chấp nhận vay lãi suất cao, cỡ 20-25%/năm, đều có mùi vị rủi ro, “kế sách” ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào ngân hàng khác xuất hiện.

Trên lý thuyết, nếu ngân hàng bí đầu ra, sẽ giảm lãi suất tiết kiệm để giảm huy động, đảm bảo giá thành đồng vốn hợp lý. Thế nhưng điều đó đã không xảy ra đối với một số ngân hàng huy đọng vốn tốt. giảm lãi suất, họ sẽ mất khách hàng, mất thị phần huy động – nhưng quan trọng hơn cả là họ không thể “vỗ béo” tổng tài sản, một thước đo thông dụng quy mô tổ chức tín dụng trong quan niệm của giới tài chính Việt Nam . Lãi suất tiết kiệm của họ, vì vậy, luôn đứng ở mức cao để duy trì đầu vào.

Mặc khác, bị áp lực lợi nhuận đè nặng, đặc biệt để đảm bảo mức cổ tức cao cho cổ đông, họ bắt buộc phải tìm cách sinh lời cho đồng vốn. Lúc này những ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên vốn huy động thấp, tầm 60-70%, càng chịu sức ép nặng nề.

Sự tổng hợp của những lý do trên đã tạo nên phần đầu câu chuyện vốn ngân hàng này chảy sang ngân hàng kia qua đường ủy thác cho nhân viên gửi tiết kiệm.

 

Phần giữa

Trong vụ án Huyền Như, ACB đã gửi vào chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM của ngân hàng Công Thương 719 tỷ đồng, ngân hàng Hàng Hải, qua các bước dích dắc, cũng gửi vào chi nhánh Vietinbank Nhà Bè 2.500 tỷ đồng, ngân hàng Nam Việt gửi 1.500 tỷ đồng, ngân hàng Tiên Phong gửi 1860 tỷ đồng.

Các khoản ủy thác và gửi tiền thường có kỳ hạn ngắn, 3-6 tháng. Nó có thể được tái tục trong trường hợp người gửi cảm thấy có lợi và an toàn. Sự an toàn mà người gửi (bốn ngân hàng trên) cho rằng ít rủi ro hơn tín dụng, thực ra lại không hề an toàn vì người gửi không thể kiểm soát được việc sử dụng vốn, nói chính xác là bước đi tiếp theo của vốn.

Khi một phần tiền gửi bị Huyền Như chiếm đoạn như kết luận của cơ quan điều tra, nó đã được sử dụng vào kinh doanh chứng khoán, bất động sản – những tài sản bong bóng mà sự “bốc hơi” tạo ra rủi ro khó cân đong đo đếm. Điều này dẫn đến hệ lụy các ngân hàng có thể mất tiền toàn bộ hoặc một phần.

Nên nhớ đây là tiền huy động của dân. Một khi số tiền thiệt hại quá lớn, mà lợi nhuận ngân hàng đạt được không đủ để trích lập dự phòng, nó có thể gây ảnh hưởng đến thanh khoản và cao hơn là sự tồn vong của chính ngân hàng đó cũng như ant oàn hệ thống.

Việc ủy thác tiền gửi, cho đến thời điểm cuối năm 2011, không phải tính vào tăng trưởng tín dụng, không phải trích lập dự phòng rủi ro, nó là một phần của sự chu chuyển dòng vốn, nhưng lại khong dược tính đến, nên dễ gây ra những méo mó khi nhìn bức tranh tiền tệ tổng thể. Nhìn từ đây, cơ quan điều tra không phải không có lý khi nhận định ủy thác tiền gửi ành huuwongr đến an ninh và chính sách tiền tệ.

Dẫu vậy, ở một góc độ khác, ủy thác tiền gửi đã cho thấy góc khuất của thị trường tiền tệ.D dó là vốn đang vón cục, lồi lõm, nơi thừa nơi thiếu. Nó đòi hỏi phải được điều tiết và ủy thác tiền gửi đã làm được nhiệm vụ đó. Qua cửa ải lãi suất cao, vốn được san sẻ, điều chuyển từ nơi đầy sang nơi trũng. Điều này làm giảm bớt nguy cơ NHNN phải tái cấp vốn cho những ngân hàng đói thanh khoản, bơm tiền ra, tác động khó kiềm chế lạm phát.

Nhậm chức vào tháng 7/2011, tháng 8 trong bài trở lời phỏng vấn đầu tiên của TBKTSG, tân thống đốc Nguyễn Văn Bình dã nhanh chóng nhận ra góc khuất của tiền tệ. ông thừa nhận: “Các tổ chwucs tind dụng không nhất thiết phải huy động quá nhiều vốn trong giai đoạn hiện nay (tháng 8/2011)” và “sẽ có biện pháp điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu”.

 

Phần cuối

Không chỉ riêng vụ Huyền Như, đi sâu vào bản chất, ủy thác tiền gửi là một phần của nghiệp vụ ủy thác được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng.

Trong suốt nhiều năm, ủy thác – nhất là ủy thác đầu tưu và mua trái phiếu doanh nghiệp – đã không được quản lý một cách chặt chẽ. Nó gần như bị buông lỏng và là mtoj kẽ hở bị nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp lợi dụng.

Quy mô của hoạt động ủy thác và trái phiếu doanh nghiệp lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm và tăng cao trong hai năm 2010-2011, khi lạm phát bùng phát, tín dụng bị siết lại. Trong lạm phát, có nguyên nhân yếu tố tiền tệ và nếu không đánh giá được chính xác tăng trưởng tín dụng ở mức nào, sẽ giam nan hơn rất nhiều để ổn định vĩ mô.

Hiện nay, khi công bố số liệu tăng trưởng tín dụng, NHNN luôn ghi chú bao gồm ủy thác và trái phiếu doanh nghiệp, chứng tỏ hai nghiệp vụ dã được đưa vào tầm ngắm quản lý. Những văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ ủy thác cũng đã được ban hành. Kẽ hở đã được lấp lại, vụ án một số lãnh đạo ngân hàng đang tiếp tục được làm rõ, nhưng còn đó băn khoăn về trách nhiệm của cơ quan quản lý ở đâu trong suốt thời gian kẽ hở tồn tại!


TBKTSG

Tin cùng chuyên mục