Ngân hàng còn thận trọng

(ĐTCK) Đó là nhận định về thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam năm 2013 của nhiều lãnh đạo.
Thị trường kỳ vọng sẽ có thêm giải pháp kích cầu nền kinh tế Thị trường kỳ vọng sẽ có thêm giải pháp kích cầu nền kinh tế

“Quý I và quý II sẽ tạo đà cho tăng trưởng”

Ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank

Ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc HDBank

Những chính sách gần đây của Chính phủ cũng như của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giúp các doanh nghiệp có thể hình dung được viễn cảnh kinh tế vĩ mô trong thời gian tới như thế nào. Trải qua một thời gian dài sử dụng các biện pháp để kiểm soát lạm phát, kết quả là lạm phát cao đã được đẩy lùi. Đến thời điểm này, chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bắt đầu rõ nét hơn, bao gồm cả chính sách vĩ mô và chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực. Chẳng hạn, với lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, Chính phủ và NHNN đã đưa ra các chính sách mở về tín dụng cho người mua nhà, ưu đãi lãi suất, bỏ khống chế tỷ lệ đối với tín dụng phi sản xuất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp… Bên cạnh đó, lãi suất tiếp tục có xu hướng giảm và việc kiểm soát lãi suất đang dần được trả lại cho thị trường.

Tuy nhiên, có một vấn đề được quan tâm nhiều hiện nay đó là làm thế nào để tiếp tục kiểm soát lạm phát, nên lãi suất không thể giảm quá nhanh và tín dụng tăng quá mạnh. Đây được xem là bài toán khó và NHNN đang linh hoạt để có thể điều hành thị trường một cách nhịp nhàng, nhằm đảm bảo được hai yếu tố đó.

Bước sang năm 2013, các ngân hàng đều đặt vấn đề quản trị rủi ro và quản trị điều hành lên hàng đầu, đặt mục tiêu tăng trưởng phía sau. Điều này cho thấy, các ngân hàng đã thấy được điều mình cần phải làm là gì. Từ đó, cũng có thể nhận ra rằng, “room” tín dụng không còn nhiều ý nghĩa như trước kia. Bởi “room” tín dụng chủ yếu là để tăng lợi nhuận, song để lợi nhuận được bền vững, các nhà băng phải “siết” lại quản lý rủi ro, nhất là trong hoạt động cho vay, nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu. Do đó, tôi cho rằng, trong năm 2013 sẽ đan xen hai xu hướng gồm: phát triển và quản trị theo hướng bền vững, hiệu quả. Có thể trong quý I và quý II/2013 sẽ còn khó khăn nhất định, nhưng sau đó sẽ tạo đà cho tăng trưởng trong các quý tiếp theo.

 

“Vấn đề nổi cộm vẫn là nợ xấu”

Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB

Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB

Năm 2013, kinh tế Việt Nam sẽ ổn định hơn, tăng trưởng cao hơn, khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới, bền vững. Niềm tin sẽ được phục hồi đối với cả doanh nghiệp trong nước cũng như nhà đầu tư và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hoạt động của ngành ngân hàng năm 2013 sẽ có nhiều cơ hội hơn để tăng trưởng tín dụng khi NHNN không còn khống chế “room”, kể cả với lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, cái khó nhất đối với ngân hàng trong phát triển cho vay chính là rào cản nợ xấu, nhưng kỳ vọng vấn đề này sẽ sớm được giải quyết. Đồng thời, thị trường đang kỳ vọng sẽ có thêm các giải pháp kích cầu nền kinh tế từ Chính phủ để giảm hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Qua đó, phần nào giải quyết được nợ xấu và khó khăn cho ngân hàng. Các doanh nghiệp sẽ tính đến việc sử dụng vốn vay để đầu tư, sản xuất - kinh doanh mới, nhất là khi lãi vay đang có xu hướng giảm.

Nhìn chung, cơ hội cho hoạt động ngân hàng trong năm 2013 rất lớn, song thách thức cũng không nhỏ. Trong đó, vấn đề nổi cộm vẫn là nợ xấu. Do đó, lợi nhuận kỳ vọng đạt được trong hoạt động chưa thể ở mức cao. Năm ngoái, OCB có thể hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 500 tỷ đồng, nhưng do dự phòng rủi ro tín dụng tăng theo nợ xấu, nên lợi nhuận Ngân hàng sụt giảm, ước chỉ đạt gần 340 tỷ đồng. Vì thế, dự kiến kế hoạch lợi nhuận cho năm nay của OCB bằng chỉ tiêu năm 2012.

 

“Khó nhất là tìm khách hàng tốt”

Thanh khoản của các ngân hàng hiện nay được cải thiện nhiều so với những tháng đầu năm 2012. Do đó, kỳ vọng tín dụng tăng trưởng trong năm 2013 là có cơ sở. Tuy nhiên, cái khó nhất trong phát triển hoạt động cho vay hiện nay chính là cạnh tranh để tìm kiếm được khách hàng tốt. Nhưng chưa hẳn các doanh nghiệp tốt, có dự án sản xuất - kinh doanh khả thi đã chọn phương án sử dụng vốn vay trong lúc này. Bởi lẽ, hàng tồn kho ở mức cao, trong khi sức cầu giảm, đầu ra sản phẩm hạn chế. Do đó, dù tín dụng mở cũng chưa hẳn sẽ tăng trưởng nhanh, nhất là khi rủi ro nợ xấu có xu hướng tăng.

Đây được xem là giai đoạn để các ngân hàng tiếp tục tái cơ cấu bộ máy và nâng cao khả năng quản trị rủi ro, nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế nợ xấu. Trong bối cảnh này, NamA Bank cũng không thể đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế cao, mà chỉ kỳ vọng bằng kế hoạch đưa ra cho năm 2012, ở mức 600 tỷ đồng.

“Hoạt động quản trị rủi ro sẽ được đẩy mạnh”  

Cơ hội đối với các ngân hàng trong năm nay là không ít. Chẳng hạn, đối với hoạt động cho vay bất động sản, các nhà đầu tư dần chuyển từ mục đích đầu cơ sang mục đích đầu tư thực sự. Cho vay bất động sản có rất nhiều tiềm năng, song thời gian qua do tính chất đầu cơ trên thị trường bất động sản ở mức cao đã làm cho tín dụng bất động sản có những rủi ro nhất định. Nợ xấu rơi vào bất động sản nhiều, nhưng không dễ xử lý. Thách thức đối với ngành ngân hàng năm nay vẫn là làm thế nào để kiểm soát và hạn chế nợ xấu.

Với hoạt động ngân hàng, thách thức về quản trị rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu, kể cả khi thị trường không có những biến động mạnh. Vì thế, trong bối cảnh hiện nay, hoạt động quản trị rủi ro càng được quan tâm hơn. Do đó, đây sẽ là giai đoạn tốt để các ngân hàng thực hiện tái cấu trúc (bộ máy, quản trị rủi ro…). Tôi tin rằng, sau giai đoạn tái cơ cấu, các ngân hàng sẽ có cơ hội để tăng trưởng tốt hơn.

Ông Võ Văn Châu, Cố vấn TrustBank

Ông Võ Văn Châu, Cố vấn TrustBank

Ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc NamA Bank

Ông Trần Anh Tuấn, Tổng giám đốc NamA Bank

Năm 2012 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam , với nhiều cung bậc khác nhau. Tuy nhiên, kết quả cuối năm, lạm phát giảm xuống còn một con số, dưới 7%, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì trên 5%. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng rất tốt, tỷ giá ổn định, giá trị tiền đồng được nâng cao. Lãi suất vay giảm từ trên dưới 20%/năm xuống còn 12 - 13%/năm.

Thùy Vinh thực hiện
Thùy Vinh thực hiện

Tin cùng chuyên mục